Bảng 36.1 so sánh phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học.
Phản ứng hóa học:
Ví dụ: \(2K+2HCl\rightarrow 2KCl+H_2\)
Có sự biến đổi các phân tử: HCl biến đổi thành KCl.
Có sự bảo toàn các nguyên tử: số các nguyên tử trước và sau phản ứng bằng nhau.
Có sự bảo toàn khối lượng nghỉ: tổng khối lựơng nghỉ trước và sau phản ứng bằng nhau.
Phản ứng hạt nhân:
Ví dụ: \(_{2}^{4}{He}+_{7}^{14}{N}+1,1MeV \rightarrow _{1}^{1}{H}+_{8}^{17}{O}\)
Có sự biến đổi các hạt nhân: hạt nhân ban đầu là \(_{2}^{4}{He}\) và \(_{7}^{14}{N}\), hạt nhân sinh ra là \(_{1}^{1}{H}\) và \(_{8}^{17}{O}\).
Có sự biến đổi các nguyên tố: nguyên tố ban đầu là He và N, nguyên tố sinh ra là H và O.
Không bảo toàn khối lượng nghỉ: tổng khối lượng nghỉ của các hạt sinh ra lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân ban đầu.
Copyright © 2021 HOCTAP247