Lý thuyết về hợp chất của sắt

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Hợp chất sắt (II)

- Có tính khử : tác dụng với axit HNO3 đặc nóng, Cl2, dung dịch KMO4 /H­2SO4…. :

                              Fe  -> Fe2++ 2e.

- Oxit và hiđroxit sắt (II) có tính bazơ : tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo nên muối sắt (II).

- Được điều chế bằng phản ứng phân hủy, phản ứng trao đổi,… các hợp chất sắt (II) trong điều kiện không có không khí.

- Ứng dụng : muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ, pha chế sơn, mực nhuộm vải.

2. Hợp chất sắt (III)

- Có tính oxi hóa : tác dụng với một số kim loại, một số hợp chất có tính khử.

                            Fe3+ + 1e -> Fe2+  hoặc Fe3+ +3e  -> Fe

- Oxit và hiđroxit sắt (III) có tính bazơ : tác dụng với axit tạo thành muối sắt (III).

- Được điều chế bằng phản ứng thủy phân, phản ứng trao đổi,…

- Ứng dụng FeCl3 được dùng làm chất xúc tác, Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ.

Copyright © 2021 HOCTAP247