1. Thí nghiệm 1: Điều chế \(FeCl_2\).
Hiện tượng: Phản ứng xảy ra, bọt khí ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.
Khi kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng (do một phần \(Fe^{2+}\) bị oxi hóa trong không khí \(→ Fe^{3+}\))
2. Thí nghiệm 2: Điều chế \(Fe(OH)_2\).
Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng \(Fe(OH)_2\).
Để lâu đến cuối buổi thấy xuất hiện kết tủa màu vàng \(Fe(OH)_2; Fe(OH)_3\) rồi tiếp tục chuyển sang màu nâu \(Fe(OH)_3\).
3. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của \(K_2Cr_2O_7\).
Màu da cam của dd \(K_2Cr_2O_7\) bị biến mất khi lắc ống nghiệm đồng thời dd trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng (\(Fe^{2+} → Fe^{3+}\))
4. Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch \(H_2SO_4\) đặc nóng.
Bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.
Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh \(Cu^{2+}\).
Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh \(Cu(OH)_2\) đồng thời phản ứng chậm lại (do nồng độ \(H_2SO_4\) giảm)
Copyright © 2021 HOCTAP247