Người ta lai một con ruồi cái mắt nâu và cánh ngắn, lấy từ dòng ruồi thuần chủng với một con ruồi đực thuần chủng có mắt đỏ, cánh dài. Đời F1 có các kiểu hình như sau: toàn bộ ruồi cái có mắt đỏ, cánh dài còn toàn bộ ruồi đực có mắt đỏ nhưng cánh ngắn.
Cho các con ruồi đực và cái F1 giao phối naẫu nhiên với nhau người ta thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình cả ở hai giới như sau:
- 3/8 mắt đỏ, cánh dài.
- 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn.
- 1/8 mắt nâu, cánh dài.
- 1/8 mắt nâu, cánh ngắn.
Từ kết quả lai nói trên hãy xác định kiểu gen của ruồi bố, mẹ. F1 và các con ruồi
Tỷ lệ kiểu hình khác nhau ở 2 giới chứng tỏ gen có thể nằm trên NST giới tính
Ở ruồi giấm: XX là con đực; XY là con cái
Lời giải chi tiết
Ta có P thuần chủng mà F1 lại có 2 loại kiểu hình về độ dài cánh → tính trạng độ dài cánh do gen nằm trên NST giới tính X quy định
Ở F1 có 100% con ruồi có mắt đỏ → Tính trạng mắt đỏ là trội so với tính trạng mắt trắng
Xét tỷ lệ ở F2:
+ Mắt đỏ/ mắt trắng = 3/1 → gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
Quy ước gen:
A- Mắt đỏ; a – mắt trắng
B- cánh dài; b- cánh ngắn.
Pt/c : aaXbXb × AAXBY → F1: AaXBXb : AaXbY
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên : AaXBXb : AaXbY ↔ (1AA:2Aa:1aa)(1XBXb: 1XbXb: 1XBY: 1XbY)
Ở F2
- 3/8 mắt đỏ, cánh dài: (1AA:2Aa)( 1XBXb:1XBY)
- 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn. (1AA:2Aa)(1XbXb: 1XbY)
- 1/8 mắt nâu, cánh dài. :aa(1XBXb:1XBY)
- 1/8 mắt nâu, cánh ngắn aa(1XbXb: 1XbY)
Copyright © 2021 HOCTAP247