Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến ra sao?
Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 78 để trả lời.
Lời giải chi tiết
- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân:
+ Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.
+ Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp công nhân:
+ Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước.
+ Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.
- Giai cấp tiểu tư sản:
+ Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.
+ Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
- Tư sản: bị phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.
+ Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Copyright © 2021 HOCTAP247