Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Soạn văn 9 tập 1 Bài 10 SGK Ngữ văn 9 Soạn bài Đồng Chí Ngắn nhất | Soạn văn 9 Ngắn nhất

Soạn bài Đồng Chí Ngắn nhất | Soạn văn 9 Ngắn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài thơ Đồng Chí - Chính Hữu (thuộc SGK Ngữ Văn 9 Tập 1) là một trong những tác phẩm trọng yếu nằm trong đề thi vào 10. Nhằm giúp các em tiết kiệm thời gian trong việc soạn bài và ôn tập, Cùng Học Vui xin gửi tới các em Soạn bài Đồng Chí Ngắn nhất. 

Chúc các em có những trải nghiệm tuyệt vời tại .com!

soan-bai-dong-chi-ngan-nhat

Bố cục: 

  • 7 câu đầu : Lí giải cơ sở của tình đồng chí.
  • 10 câu tiếp : Những biểu hiện về sức mạnh của tình đồng chí.
  • 3 câu cuối : Biểu tượng về người lính.

>> Bài thơ Đồng Chí ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 1. Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ đó?

- Dòng thứ bảy ngắn gọn, chỉ có hai từ và kết thúc bằng dấu chấm than. Thể hiện sự vang lên giống như một phát hiện “Đây chính là tình đồng chí!”.

- Dòng thơ thứ bảy là nối kết đoạn trước và sau nó. 

Câu 2. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính là gì?

Cơ sở của tình đổng chí: Bảy câu dầu

- Cùng cảnh ngộ, giai cấp, xuất thân, nguồn gốc

- Cùng chung nhiệm vụ và chí hướng 

- Cùng trải qua những vất vả, gian khó

Câu 3. Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị những chi tiết, hình ảnh đó.

- Các câu thơ sóng đôi, đối ứng với nhau: diễn tả sinh động sự gắn bó chia sẻ của mọi cảnh ngộ của người lính.

- Hình ảnh "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" gợi tả sự cảm thông ấm áp biểu hiện tình đồng chí thiêng liêng và nguồn sức mạnh để vượt qua mọi sự gian khổ, thiếu thốn.

Câu 4. Ba câu thơ cuối gợi lên cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.

- Suy nghĩ: Người lính cũng thật dũng cảm, đoàn kết trong cuộc chiến gian khổ

- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh :

+ Vẻ đẹp hiện thực : tình đồng chí luôn sát cánh trong hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực

+ Vẻ đẹp lãng mạn : hình ảnh "đầu súng trăng treo" tuyệt đẹp, bên cạnh ngọn súng chính là vầng trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng.

Câu 5. Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?

Giải thích: Đồng chí là cùng chung một chí hướng, một lí tưởng. Ngoài ra, đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng. Vì thế, đồng chí là mức độ cao nhất, sâu sắc nhất, là bản chất cách mạng của tình đồng đội.

Câu 6. Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp?

Anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp: giản dị, kiên cường, mang trong mình sứ mệnh cao cả và lí tưởng cao đẹp. 

Cảm ơn các em đã có những trải nghiệm tuyệt vời tại Cùng Học Vui với Soạn bài Đồng Chí Ngắn nhất. Chúc các em đạt kết quả tốt trong những kì thi quan trọng sắp tới!

Follow ngay Fanpage Cùng Học Vui để sở hữu trọn bộ bí kíp ôn tập Văn lớp 9 SIÊU ĐẲNG trong 5 PHÚT nhé!

>> Tham khảo thêm: 

Soạn văn 9 Đồng Chí CHI TIẾT NHẤT

Soạn văn bài Đồng Chí SIÊU NGẮN (Cách 2)

Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

Cảm nhận của em về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Kết quả tương tự: 

  • soạn bài đồng chí ngắn gọn
  • soạn bài thơ đồng chí
  • soạn bài đồng chí ngữ văn 9
  • soạn bài đồng chí ngữ văn lớp 9
  • soạn đồng chí
  • soạn văn 9 đồng chí
  • soạn văn 9 đồng chí
  • soạn văn đồng chí
  • đồng chí soạn
  • bài soạn đồng chí

Copyright © 2021 HOCTAP247