xin gửi tới các em bài Soạn văn 9 bài Cố hương ngắn gọn trong chương trình Ngữ văn 9. Mời các em theo dõi!
Câu 1:
- Phần 1: Từ đầu đến "đang làm ăn sinh sống": Suy nghĩ của nhân vật "tôi" trên đường về quê.
- Phần 2: tiếp đến "mang đi sạch trơn như quét": Những ngày ở quê và sự đau xót khi thấy quê hương và con người thay đổi.
- Phần 3: còn lại: Suy nghĩ của nhân vật "tôi" trên đường quay trở về nơi ở hiện tại.
Câu 2:
- Nhân vật chính của truyện: "tôi" và Nhuận Thổ
- Nhuận Thổ là nhân vật trung tâm, nhân vật thể hiện rõ nhất sự thay đổi của làng quê đã tác động như thế nào đến con người.
>>>Bài viết cùng chủ đề:
Câu 3:
- Biện pháp nghệ thuật: So sánh đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ.
- Ngoài ra, tác giả còn cho người đọc thấy sự thay đổi của làng quê, kinh tế sa sút, con người thay đổi, từ chị Hai Dương bán đậu phụ cạnh cửa cho đến Nhuận Thổ.
- Thể hiện sự chua xót và tiếc nuối của tác giả đối với những thứ đã mất đi của quê hương. Qua đó, phản ánh, phê phán xã hội phong kiến vì đã làm thay đổi những bản chất tốt đẹp của con người.
Câu 4:
- Tác giả muốn làm nổi bật sự thân thiết của tác giả với Nhuận Thổ khi xưa, và sự thay đổi của Nhuận Thổ sau 20 năm tác giả quay lại quê hương.
- Đoạn a và b: Phương thức sử dụng chủ yếu là tự sự, kết hợp một vài yếu tố miêu tả. Sự kết hợp giữa 2 phương thức này sẽ làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ.
- Đoạn c: Phương thức chủ yếu là nghị luận. Qua đó, tác giả đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân.
Hi vọng bài Soạn văn 9 bài Cố hương ngắn gọn trên sẽ giúp các em hiểu Văn bản này hơn. Chúc các em có một kết quả cao trong học tập.
Đừng quên Follow Fanpage để sở hữu những bí kíp học tập hay nhất nhé!
Từ khóa liên quan
Copyright © 2021 HOCTAP247