Tuần 29 - Tập đọc: Con gái - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Người công dân số Một

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó: trằn trọc, cặm cụi, cơ man, rơm rớm.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng thủ thỉ, tâm tình.
  • Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Chú ý đọc câu nói thể hiện đúng cảm xúc của các nhân vật. 

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Vịt trời: cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì.
    • Cơ man (là): rất nhiều.
  • Bố cục: 5 đoạn.
    • Đoạn 1. Từ đầu... "có vẻ buồn buồn".
    • Đoạn 2."Đêm"... "Tức ghê!"
    • Đoạn 3."Mẹ phải nghỉ ở nhà"... "trào nước mắt".
    • Đoạn 4."Chiều nay"... "Thật hú vía!"
    • Đoạn 5. Còn lại
  • Nội dung
    • Phê phán quan niệm trọng nam khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
  • Luyện đọc diễn cảm

Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Người công dân số Một

Câu 1 (trang 113 sgk Tiếng Việt 5): Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Gợi ý:

  • Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là câu nói cùa dì Hạnh khi mẹ Mơ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa - thể hiện ý thất vọng, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn - vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.

Câu 2 (trang 113 sgk Tiếng Việt 5): Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

Gợi ý:

  • Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.

Câu 3 (trang 113 sgk Tiếng Việt 5): Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

Gợi ý:

  • Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.

Câu 3 (trang 113 sgk Tiếng Việt 5): Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?

Gợi ý:

  • Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ.
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Con gái, các em cần nắm được:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, thể hiện được lời của nhân vật. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của câu chuyện: Phê phán quan niệm trọng nam khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại cho tiết học tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247