Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Chân Trời Sáng Tạo Bài 4: Cô gió Tiếng việt lớp 2 Chân trời sáng tạo trang 37- 41: Cô gió

Tiếng việt lớp 2 Chân trời sáng tạo trang 37- 41: Cô gió

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Tiếng việt lớp 2 Chân trời sáng tạo trang 37- 41: Cô gió

Nói về lợi ích của gió đối với người và vật theo gợi ý:

Trả lời:

-     Gió làm cho chong chóng quay

-     Gió giúp mây di chuyển trên bầu trời

-     Gió đẩy thuyền ra khơi

Cô gió

Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi khắp đó đây. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô đi đến đâu ai cũng biết ngay:

-     Cô gió kìa!

Cô cất tiếng chào những bông hoa, những lá cờ, chào những con thuyền, những chong chóng đang quay... Cô cất tiếng hát:

Tôi là ngọn gió
Ở khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ...

Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao. Hình dáng của cô là ở những việc có ích mà cô làm cho người khác. Dù không trông thấy cô, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: gió!

Xuân Quỳnh

Phần 1 Đọc: Cô Gió

1. Cô Gió đã giúp gì cho thuyền và mây?

Cô gió giúp thuyền đi nhanh hơn. Đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn.

2. Trên đường đi cô Gió đã chào những ai?

Trên đường đi, co giáo đã chào những bông hoa, những lá cờ, những con thuyền, chong chóng đang quay...

3. Vì sao ai cũng yêu mến cô Gió?

Mọi người yêu mến cô vì tính cô hay giúp người.

Phần 2: Viết

a) Nghe-viết: Ai dậy sớm.

Ai dậy sớm

Bước ra nhà

Cau ra hoa

Đang chờ đón!

Ai dậy sớm

Đi ra đồng

Cả vừng đông

Đang chờ đón!

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi

Cả đất trời

Đang chờ đón!

          Võ Quảng

 

b) Tìm trong bài chính tả các tiếng chứa vần ai hoặc ay.

Tiếng chứa vần ai: Ai.

Tiếng chưa vần ay: Chạy.

c) Tìm từ ngữ có tiếng chứa vầy ai hoặc ay để gọi tên từng sự vật dưới đây.

Tiếng chứa vần ai: hoa mai, quả vải.

Tiếng chứa vần ay: găng tay, váy.

3. Chọn tiếng ở bông hoa ghép được với tiếng ở cành lá để tạo thành từ ngữ

Các từ được ghép thành: 

Siêng năng                           Thông minh

Hiền lành                               Dũng cảm

4. Đặt 1-2 câu có từ ngữ ghép được ở bài tập 3.

Bạn Tuấn rất siêng làm việc nhà

Bạn Minh rất thông minh

Bạn Linh hiền lành

Bạn Mạnh dũng cảm

5. Kể chuyện 

a, Nghe kể chuyện

b, Kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh

c, Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Gợi ý kể lại câu chuyện: Chuyện ở thành phố cây xanh

Mọt ngày, dê con trang trí lại khu vườn của mình. Cậu treo các ấm trà lên.

Hươu con trang trí khu vườn theo các mình yêu thích. Cậu trang trí khắp khu vườn bằng những ngôi sao. Cún con đi qua và bảo với Hưu con rằng cách trang trí của cậu không đúng.

Sau đó, cún con cũng quyết định thay đổi cách trang trí khu vườn của mình.

Cả Dê con, Hươu con, Cún con đều trang trí lại khu vườn của mình. Những khu vườn trong phố Cây xanh đều được trang trí khác nhau.

6: Đặt tên cho bức tranh

a) Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Bức tranh có tên là gì?

-   Bức tranh có tên cô bé có mái tóc biết nhảy.

Bạn Lam có những nét gì đáng yêu?

-   Bạn Lam có mái tóc xoăn vô cùng đẹp. Khi bạn nhảy mái tóc cũng nhảy theo.

Theo em, vì sao bức tranh có tên như vậy?

-   Vì khi Lam nhảy, mái tóc của bạn cũng nhảy theo.

b) Giới thiệu với bạn bức tranh em thích. Nói về tên bức tranh mà em đã đặt.

Em rất thích bức tranh minh họa cho câu chuyện Chuyện ở thành phố cây xanh.

Em sẽ đặt tên cho bức tranh là: Một ngày ở thành phố cây xanh.

Vận dụng

1. Đọc một bài văn về trẻ em.

a) Chia sẻ về bài văn đã học.

Bài văn Tóc xoăn và tóc thẳng của tác giả Văn Thành Lê.

b) Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

2. Chơi trò chơi Gió thổi.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247