Các từ có thể ghép: Ông bà, bà nội, bà ngoại, ông nội, ông ngoại.
Ông ngoại ở quê ra chơi.
Đến bữa cơm, thấy thức ăn mẹ nấu hấp dẫn, Vân liền chạy tới bàn, định nếm thử. Ông nhìn Vân, nheo mắt cười:
- Mời cả nhà cùng ăn cơm nào!
Nghe ông nói, Vân bẽn lẽn:
- Cháu mời ông, con mời bố mẹ.
Ăn xong, ông nhìn Vân âu yếm:
- Tăm nhà mình để ở đâu nhỉ? Cô chủ nhà tí hon lấy giúp ông với nào.
Ông gọi Vân là "cô chủ nhà tí hon” đấy! Vân bỗng thấy mình thật quan trọng. Cô bé bèn chạy đi lấy tăm, lễ phép đưa cho ông. Em cũng không quên mang tăm cho cả bố và mẹ.
- Cô chủ nhà tí hon ngoan quá! – Ông cười khích lệ.
Chỉ ra chơi mấy hôm, ông đã mang đến cho Vân biết bao điều thú vị. Vân cảm thấy mình ra dáng một cô chủ nhà tí hon, đúng như lời ông nói.
Ông đã bảo Vân rằng: “Mời cả nhà ăn cơm đã nào”
Khi ăn cơm cần phải mời người lớn trước rồi mới được dùng bữa.
Khi được ông gọi là cô chủ tí hon, Vân cảm thấy mình thật quan trọng.
Khi có khách đến nhà, đầu tiên em phải chào hỏi. Sau đó, em lấy nước mời khách. Nếu khách cần gì em sẽ tìm và đưa cho khách.
Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời của em khi đi học, khi về nhà:
* Với người thân
Em: Cháu chào ông bà, con cháu bố mẹ. Con đi học về.
Ông bà: Ngoan lắm.
* Với thầy cô
Em: Chúng em chào cô ạ.
Thầy cô: Thầy/ cô chào em
Các từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người: tỉa lá, bắt bướm, hái hoa, bắt sâu.
Bố em đang tỉa lá cây.
Bà và mẹ đang hái hoa.
Em trai đang bắt bướm.
Em giúp ông chăm cây.
Mẫu: - Bố làm gì?
- Bố tỉa lá cho cây.
Tưởng tượng mình là cô chủ nhà tí hon, viết lời cảm ơn ông.
Copyright © 2021 HOCTAP247