Trang chủ Lớp 6 Vật lý Lớp 6 SGK Cũ Bài 16. Ròng rọc Khái quát chung về ròng rọc và ứng dụng của ròng rọc trong đời sống

Khái quát chung về ròng rọc và ứng dụng của ròng rọc trong đời sống

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Khái quát chung về ròng rọc và ứng dụng của ròng rọc trong đời sống

Khái niệm ròng rọc không chỉ phổ biến trong Vật lý mà còn được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Vậy nguyên lý hoạt động của ròng rọc là gì, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

I. Định nghĩa về ròng rọc

    1. Khái niệm

Ròng rọc là một loại máy cơ được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.

Ròng rọc

Mới nhất:

    2. Các loại ròng rọc

  • Ròng rọc cố định: có tác dụng chính là gây chuyển hướng của lực kéo của lực tác động vào vật thể đó. Công thức tính cường độ lực như sau: F = P, tuy lực tác động yếu nhưng lại cùng chiều so với lực hút trái đất, vì vậy nên có lợi về chiều.

Ví dụ về ròng rọc cố định: 

ròng rọc cố định

  • Ròng rọc động: loại này có tác dụng chính là có công của lực giúp giảm trọng lực của vật được kéo, chính vì vậy làm giảm bớt áp lực khi kéo vật. Quá trình kéo vật lên cao sẽ chịu một tác động của lực nhỏ hơn so với tác động thực tế của nó. Khi đó F

     

ròng rọc động

  • Ròng rọc kéo tay: Là loại dùng sức tay để kéo vật thể, cấu tạo của nó hoàn toàn rất cơ bản và chỉ dùng để kéo các vật thể có khối lượng nhỏ.
  • Ròng rọc kéo cáp: là loại được cấu tạo bởi dây kéo và một móc cáp có kích thước lớn và đa dạng từ 10 kg đến thâm chí vài nghìn kg. Chỉ được đánh dấu số kg có thể kéo lên ở trên thân, loại này được dùng phổ biến hơn loại kéo tay vì khả năng kéo vật thể của chúng vượt trội hơn các loại khác. 

II. Cấu tạo ròng rọc

Với loại động: cấu tạo gồm ba phần chính bao gồm trục bánh xe được giữ cố định và một bánh xe có dây vắt qua, dây bánh xe được quay quanh trục cố định. Giúp thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp bằng tay.

Với loại cố định: Cấu tạo cũng gồm ba phần chính là trục bánh xe, bánh xe và dây bánh xe. Trong đó trục bánh lại không được mắc cố định, bánh xe quay khi kéo dây và có rãnh để vắt dây qua. Giúp làm giảm lực kéo vật so với khi kéo bằng tay.

cấu tạo ròng rọc

Gồm:

1 - bánh xe

2 - Trục chính

3 - Móc treo cố định

4 - Giá kế nối móc treo và trục bánh xe.

Xem thêm: Ròng rọc

III. Ứng dụng của ròng rọc

Ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là những công việc liên quan đến nâng vác các đồ vật nặng. Với cấu tạo và nguyên lý sử dụng khá đơn giản loại vật dụng này rất được ưa chuộng sử dụng với giá thành rẻ. Chúng có khả năng nâng rất nhiều đồ vật với cấu tạo và khối lượng nâng rất cao, nên được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

Ngày nay, chúng ngày càng được phát triển tân tiến và đa dạng loại hình sao cho phù hợp với từng công đoạn sản xuất như loại pa lăng xích kéo tay hay pha lăng cáp điện rời,...

Với những lý thuyết bổ ích trên hy vọng các bạn đã hiểu được nguyên lý hoạt động cũng như công dụng của loại máy này. Nếu còn thắc mắc xin vui lòng để lại dưới mục bình luận. Chúc các bạn đạt điểm cao môn Vật lý!

Copyright © 2021 HOCTAP247