Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) Giới thiệu về nhà văn Xéc - van - téc và tác phẩm Đôn - ki - hô - tê

Giới thiệu về nhà văn Xéc - van - téc và tác phẩm Đôn - ki - hô - tê

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Tác giả

Xéc-van-tét (1547 - 1616) là nhà văn lỗi lạc của Tây Ban Nha. Cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê cảa ông là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục hưng, nó đã làm cho tên tuổi Xéc-van-tét trở thành bất tử.

2. Tác phẩm

Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê gồm có hai phần: Phần I, 52 chương, xuất bản 1605; Phần II, 74 chương, ra đời năm 1615.

Phần 1: Ki-ha-đa là một quý tộc nghèo, gần 50 tuổi, gầy gò, cao lênh khênh. Vì say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu mà đầu óc lão trở nên mụ mẫm. Lão muốn trở thành hiệp sĩ, giang hồ khắp bốn phương trời, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí. Lão tìm sắm binh khí, giáp trụ đã han gỉ của tổ tiên, đem sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình. Con ngựa gầy còm được lão phong cho một cái tên rất oai: chiến mã Rô-xi-nan-tê. Còn lão mang một cái tên rất oách. Nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-tra. Một hiệp sĩ cứu nguy phò đời phải đúng “mốt", nghĩa là phải có một người tình xinh đẹp. Lão nhớ đến một phụ nữ mà lão thầm yêu thời trai trẻ, lão liền ban cho mụ nhà quê này cái tên nghe rất dài: Công nương Đuyn-xi-nê-a duy Tô-bô-xô.. Lão tố chức lễ thụ phong trước ngày lên đường chinh chiến: Quán trọ thành lâu đài, gã chủ quán thành lãnh chúa, cuốn sổ bán hàng thành “Kinh thánh”, hai ả gái điếm thành hai công nương. Lần thứ nhất ra đi, một trận đấu nảy lửa giữa lão và bọn lái buôn, vì họ không công nhận Đuyn-xi- nê-a đuy Tô-bô-xô là đẹp nhất trần gian. Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, may mà được người quen đưa về làng. Sau đó, lão lại ra đi với một nông dân béo lùn, cục mịch được lão phong cho chức giám mã Xan-trô Pan-xa. Hai thầy trò ngược xuôi, ngang dọc đất nước Tây Ban Nha. Thầy thì mang theo bao mộng tưởng hão huyền đến nực cười: đánh nhau với cối xay gió - lũ khổng lồ, chiếc chậu thau của bác thợ cạo, tưởng là mũ sắt của Mam-bri-nô, một phu nhân ngồi trong xe ngựa, tưởng là công chúa bị lão phù thủy bắt cóc, đàn cừu tưởng đoàn quân diễu hành, v.v... Trò lẽo đẽo theo thầy với mộng tưởng thực tế: sẽ được thầy, khi đã công thành danh toại sẽ ban cho chức tước Thống đốc cai trị vài hòn đảo. Trong một trận đánh lớn, Đôn Ki-hô-tê đã đánh tan một đám lễ tang, đạp què chân một sinh viên; giám mã Xían-trô Pan-xa đã tấn phong cho Đôn Ki-hô-tê cái biệt hiệu “Hiệp sĩ Mật sầu não"- Đôn Ki-hô-tê bất ngờ bị hai người quen bắt nhốt cũi đưa về cho gia đình; lợi dụng một lúc được tự do, lão lại lao vào đám rước cầu mưa để giải thoát bức ảnh Đức nnẹ đồng trinh mà lão tưởng là một công chúa bị bọn phản nghịch bắt cóc. Lão bị đánh tơi bời và người thân phải khiêng lên xe bò đưa về nhà phục thuốc!

Phẩn II: Đôn Ki-hồ-tê lại lên đường. Lão gặp “Hiệp sĩ Gương soi ”, hai bên giao đấu. Đối thủ chẳng may ngã ngựa, Đôn Ki-hô-tê chiến thắng. Hai thầy trò đắc thắng nghểnh ngang trên đường và gặp một xe chở đồi sư tử. Đồn Ki-hô-tê ra lệnh cho người hộ tống mở ngay cũi! Lạ thay, sư tử nằm im trong cũi, ngó nhìn ra... Với chiến công này, Đôn Ki-hô-tê đổi danh hiệu thành “Hiệp sĩ Sư tử". Thầy trò Đôn Ki-hô-tê gặp hai vợ chồng một bá tước. Họ đón tiếp Đôn Ki-hô-tê với kiều cách hiệp sĩ và phong cho giám mã Xan-trô Pan-xa chức quan Thống đốc đào Ba-na-ta- ri-a. Màn bi hài kịch diễn ra. Một trận tấn công giả được tổ chức. Thống đốc đảo bị một trận đòn nhừ tử. Còn Đôn Ki-hô-tê bị trêu chọc, giễu cợt đủ đường. Trận đánh giữa “Hiệp sĩ Vầng trăng bạc” với “Hiệp sĩ Sư tử Đôn Ki-hô-tê đại bại, lão cam kết trở về nhà. Ốm đau, kiệt sức bấy giờ lão ta mới nhận ra cái hại của những cuốn truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc và chết trong thầm lặng!

3. Giá trị

Đặt trong sự phát triển chung của tiểu thuyết thế giới, Đôn Ki-hô-tê được coi là một kiệt tác. Giọng văn hóm hỉnh, các giả định đầy kịch tính với bao chiến công và thất bại thảm hại của chàng hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-tra, cho thấy tài kể chuyện, dựng cảnh và chế giễu của ngòi bút nghệ thuật Xéc-van-tec.

Tác phẩm chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến, báo hiệu sự xuất hiện của thời đại Phục hưng với những con người mới, tính cách và nghị lực mới. Về một mặt nào đó, tác phẩm đề cao tình yêu thương nhân loại, yêu quý tự do, bình đẳng, ghét thói xa hoa, ăn bám, quý trọng danh dự, tôn thờ đạo nghĩa.

“Đôn Ki-hô-tê” sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng.

Copyright © 2021 HOCTAP247