Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán: Văn mẫu hay lớp 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài văn mẫu phân tích  Thúy Kiều báo ân báo oán

     Cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán để hiểu rõ hơn về đoạn trích nổi bật trong tác phẩm của Nguyễn Du. Cũng như tính cách rõ ràng phân biệt ân với oán của Kiều.

Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán

Mở bài phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán  

   Sau khi được Từ Hải cứu thoát cuộc đời khỏi chốn thanh lâu. Thúy Kiều đã nên duyên cùng Tứ Hải. Lúc này Từ Hải đã có trong tay binh hùng tướng mạnh, giúp Thúy Kiều báo ân báo oán.

     Trích đoạn trên nằm ở câu 2289 đến câu 2450, kể về quá trình báo ơn những người đã giúp đỡ mình của Thúy Kiều. Đó là mụ quản gia, vãi Giác Duyên, Thúc Sinh. Những kẻ tàn ác đẩy Kiều vào chốn thanh lâu như Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh, Mã Giám Sinh đều lần lượt bị trừng trị.

     Trong bài phân tích này, chúng ta chỉ tập trung vào hai nội dung chính là Thúy Kiều báo ân với Thúc Sinh và báo oán với Hoạn Thư. Tâm lý, lời nói và suy nghĩ của nhân vật Thúy Kiều diễn biến ra sao? Đây là những điều mà chúng ta cần tập trung phân tích qua trích đoạn dưới đây.

Thân bài phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán  

     Sau khi gia môn gặp nạn, Thúy Kiều mắc mưu Sở Khanh, bán vào chốn lầu xanh. Thúy Kiều có duyên gặp gỡ Thúc Sinh, con rể quan thượng thư, cũng là người có chút chữ nghĩa. Lúc đầu đơn thuần cũng chỉ là “ trăng gió qua đường”, thế nhưng sau này cũng dần nảy sinh tình cảm.

Xem thêm:

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Cảm nhận đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

     Thúc Sinh đã chuộc Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh, đưa về làm vợ lẽ. Nhưng dường như quyền thế của nhà vợ rất lớn, Thúc Sinh dường như quá yếu ớt, không thể bảo vệ được Thúy Kiều.

     Có ý kiến cho rằng Thúc Sinh quá nhu nhược, nhưng có lẽ đứng trước uy thế lớn của nhà vợ, Thúc Sinh không thể làm gì khác. Thấy Hoạn Thư ghen tuông, hành hạ Thúy Kiều, tuy không thể bênh vực nhưng cũng tìm đường thoát thân cho Kiều.

     Thúc Sinh xin Hoạn Thư cho Kiều ra gác quan âm chép kinh, thoát khỏi kiếp tôi đòi. Thúc Sinh hoàn toàn không xứng đáng là đấng trượng phu, nhưng cũng là người trọng tình nghĩa. Chính vì điều này, Thúy Kiều mang ơn và tìm đến Thúc Sinh để trả ơn.

                    Cho gươm mời đến Thúc Lang

     Thúy Kiều cho “mời” chứ không phải cho đòi, áp giải hay bắt Thúc Sinh tới. Hành động mời thể hiện Thúy Kiều là người biết đạo lý, trân trọng và biết ơn với Thúc Sinh.

     Thấy Thúc Sinh lúc này rất hoang mang, lo lắng Thúy Kiều đã nhanh chóng trấn tĩnh lại tinh thần. Nàng dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, chân thành để nhắc lại ơn nghĩa mà Thúc Sinh đã dành cho Thúy Kiều.

                    Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non.

               Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

                    Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,

               Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

     Đối với Thúy Kiều lúc này, Thúc Sinh đã là một “ cố nhân”. Thế nhưng ơn nghĩa mà Thúc Sinh dành cho Thúy Kiều không bao giờ quên. Nàng nhắc lại chuyện cũ không phải ôn lại tình cảm xưa cũ thuở còn mặn nồng. Điều mà Thúy Kiều luôn ghi nhớ là ơn cứu vớt và che chở của Thúc Sinh. Cho dù Thúc Sinh không thể bảo vệ mình trọn vẹn, thế nhưng với Thúy Kiều, có ơn vẫn phải trả.

                    Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân.

               Tạ lòng để xứng báo ân gọi là.

     Những lễ vật mà Thúy Kiều gửi đến Thúc Sinh thật hậu hĩnh, đáp đền ơn nghĩa cứu vớt và cưu mang Thúy Kiều. Ông bà ta có câu “món ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. Tuy mang nặng ơn nghĩa với Thúc Sinh, thế nhưng Thúy Kiều vẫn không quên những gì Hoạn Thư đã gây ra cho mình. 

                    Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

               Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

                    Kiến bò miệng chén chưa lâu,

               Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa

     Tình thế lúc này đã thay đổi, người cầm trịch trong tay lúc này là Thúy Kiều. Hoạn Thư sẽ phải trả giá những gì mình đã gây ra. Thực tế Thúy Kiều đánh giá khá cao về Hoạn Thư, bởi lẽ Kiều biết Hoạn Thư là con nhà quan, lại có bản tính rất ghê gớm.

                     Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

               Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Lời nói của Kiều lúc này không còn ôn tồn, nhỏ nhẹ như với Thúc Sinh. Với người đàn bà như Hoạn Thư, phải thật sâu cay thì mới khiến ả hoảng sợ. Vừa trông thấy Hoạn Thư, Thúy Kiều đã      buông ra lời chào đầy mỉa mai:

                     Thoắt trông nàng đã chào thưa:

               Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

     Thúy Kiều chào Hoạn Thư không phải như xưa, không phải vì nể sợ. Lời chào là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh Hoạn Thư về tình cảnh lúc này. “Tiểu thư”,Thúy Kiều gọi Hoạn thư là tiểu thư, như lời nhắc nhở về ân oán ngày xưa. Lời nói lúc này dường như đầy cay nghiệt, chì chiết, sâu cay.

                    Đàn bà dễ có mấy tay,

               Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

     Thúy Kiều nghiêm giọng, cảnh cáo những cay đắng, hành hạ mà Hoạn Thư ngày xưa đã dành cho Thúy Kiều. Lời nói đầy ẩn ý, mang hàm ý ngày trước làm nhiều điều bạc ác, bây giờ phải trả giá.

Xem thêm;
Dàn ý phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

     Hoạn Thư lúc này không còn là bà cả ghê gớm như xưa, đứng trước Thúy Kiều bây giờ, tâm trí đầy hoảng sợ. Thế nhưng, Hoạn Thư không phải là người đàn bà dễ đối phó. Rất nhanh sau đó, Hoạn Thư đã lấy lại bình tĩnh để tự giải cứu mình.

     Hoạn Thư rất thông minh, không hề chối tội hay đổ lỗi cho bất kỳ ai. Ả nhận hết lỗi về mình, và chỉ biện minh tất cả hành động đã làm ra là bởi:

                       Rằng tôi chút phận đàn bà

               Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

     Phải, người đàn bà nào mà không biết ghen cơ chứ. Nhất là khi thấy người chồng của mình ân ái với người phụ nữ khác. Thói ghen tuông là lẽ thường tình của đàn bà, Ả cũng là người có chồng, cũng biết hờn ghen chứ.

     Sự khôn ngoan lại một lần nữa được bộc lộ khi Hoạn Thư đã gợi lại chút “chiếu cố” mà mình đã dành cho Thúy Kiều. 

                       Nghĩ cho khi gác viết kinh

               Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo

     Hoạn Thư đã cho Thúy Kiều đến Quan Âm các giữ chùa, chép kinh. Hay khi Thúy Kiều trốn đi, cũng không hề “truy cùng giết tận”. Ả ta rất thông minh khi đánh vào sự thiện lương của Thúy Kiều, gợi lại chút ơn nghĩa xưa.

Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán- CungHocVui

Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

Hoạn Thư đã rất khôn ngoan khi dùng chuyện cũ gợi lại chút lòng trắc ẩn với Kiều. Và rồi sau đó một câu chốt hạ đã khiến phòng tuyến cuối cùng của Kiều sụp đổ hoàn toàn.

                    Lòng riêng riêng những kính yêu

               Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai

     Hoạn Thư đã đánh trúng vào tâm thế Kiều lúc này. Thúy Kiều bây giờ đã làm vợ Từ Hải, liệu rằng có thể chấp nhận Từ Hải có thêm người đàn bà khác, có chịu cảnh chồng chung hay không. Vốn dĩ đã trải qua cay đắng cuộc đời, Thúy Kiều cũng hiểu rõ, lúc đó mình cũng là người chia sẻ chồng của người khác.

Xem thêm:

Nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Số phận người phụ nữ qua Vũ Nương và Thúy Kiều

     Hoạn Thư đã nhận hết lỗi về mình, nhưng với những lý lẽ mà Hoạn Thư đưa ra, Thúy Kiều lại không nỡ xuống tay. Nào ai muốn kiếp chồng chung, nào ai tránh khỏi thói ghen tuông đàn bà.

                         Đã lòng tri quá thì nên

               Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.,

     Khá khen cho người đàn bà họ Hoạn, đã tự giải nguy cứu mình trong gang tấc. Nếu lúc này Kiều vẫn kiên quyết xử lý Hoạn Thư, có lẽ Kiều đã trở thành người nhỏ nhen, hẹp hòi.

Kết bài phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán  

     Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán diễn ra với đầy đủ diễn biến, cao trào và cách giải quyết khá bất ngờ. Người có ơn đã được báo đáp, người có oán như Hoạn Thư lại được Kiều cho một con đường sống. Điều này thể hiện rõ tâm hồn cao thượng, biết trước biết sau của Thúy Kiều.

     Lời nói của từng nhân vật thể hiện rõ cá tính, tính cách của từng nhân vật cụ thể. Nguyễn Du đã rất khéo léo khi dùng lời lẽ biến hóa để nói lên chuyện ân oán trong cuộc đời. Thúy Kiều báo ân báo oán là điểm nhấn khá nổi bật trong tác phẩm Truyện Kiều. Ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án cái ác trong xã hội phong kiến cũ.

Copyright © 2021 HOCTAP247