Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Nói với con - Y Phương Phân tích tình cha con trong bài Nói với con của Y Phương

Phân tích tình cha con trong bài Nói với con của Y Phương

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích tình cha con trong bài Nói với con của Y Phương

Hướng dẫn giải

      Người ta vẫn thường nói rằng:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

      Quả thật đúng như vậy, cha mẹ người sinh thành nuôi dậy ta trưởng thành, làm sao có thể đong đếm nổi công ơn. Nếu như mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc thì cha lại là người định hướng, đưa ra cho con những lời khuyên hữu ích trên con đường đời đầy chông gai, bão tố. Có rất nhiều bài thơ, bài văn đã thể hiện vấn đề đó và ta không thể không nhắc đến bài thơ Nói với con của Y Phương. Những lời tâm sự giản dị mà chân thành của ông với con đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng, tha thiết.

      Tình cảm gia đình vốn là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao đẹp, không chỉ người mẹ mà người cha luôn mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với đứa con của mình. Y Phương cũng không phải là một ngoại lệ, để con sống có ích, hiểu về nguồn cội của mình, ngay từ những dòng thơ đầu ông đã cho con thấy nguồn cội sinh dưỡng của con: Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ/ Một nước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười. Nguồn cội đầu tiên con sinh ra chính là từ tình yêu thương của cha mẹ. Con là kết tinh của tình yêu ấy. Những hình ảnh giàu giá trị tạo hình: “chân phải/ chân trái/ một bước/ hai bước” đã khắc họa những bước chân con trẻ chập chững biết đi. Đồng thời với biện pháp liệt kê: tiếng nói, tiếng cười, tới cha, tới mẹ cho thấy không khí gia đình hạnh phúc, ấm áp. Qua lối miêu tả hết sức giản dị người cha đã cho con biết gia đình chính là nguồn cội tinh thần nuôi dưỡng con, là nơi cho con yêu thương, ấm áp đầu đời và mãi sau này.

      Không chỉ cho con thấy cuội nguồn con được sinh ra là cha mẹ, mà Y Phương còn cho con biết con được khôn lớn, trưởng thành còn bởi quê hương: “Người đồng mình yêu lắm con ơi … Con đường cho những tấm lòng”. Đoạn thơ sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi “đan lờ cài nan hoa” vừa thể hiện được công cụ lao động đẹp đẽ vừa cho thấy đôi bàn tay cần cù, khéo léo và óc sáng tạo của người đồng mình. “Vách nhà ken câu hát” lại cho thấy nhịp sinh hoạt văn hóa của con người nơi đây và còn thấy được đời sống tâm hồn tinh tế, lạc quan của họ. Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành. Kết thúc bài thơ là lời tâm tình đầy hạnh phúc của cha: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới/ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”, đó là ngày tình yêu cha mẹ được đơm hoa và cũng từ đó con được sinh ra, là kết quả của tình yêu đó.

      Đoạn thơ tiếp theo, ông tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình. Sau lời thơ “người đồng mình thương lắm con ơi”, người cha đã lần lượt nêu ra và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình ấy là: có ý chí nghị lực vươn lên những khó khăn của cuộc sống; thủy chung với quê hương; sống mạnh mẽ lạc quan và còn tự lực, tự cường xây dưng và giữa gìn bản sắc của quê hương. Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nề nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn ngủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó.

      Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình: “Dẫu làm sao…/ … không lo cực nhọc”. Điệp từ “sống” khởi đầu ba dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con. Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người niềm cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình. Nghệ thuật đối “lên thác xuống ghềnh” cho thấy cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần. Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:

“Con ơi .....

.............. nghe con”

       “Thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó. Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

      Bài thơ là những tình cảm thiêng liêng sâu sắc mà người cha dành cho con. Quan trọng hơn, qua từng ý thơ ông còn gửi gắm con những bài học sâu sắc về ý chí nghị lực trong cuộc sống, về sự tiếp thu truyền thống, làm giàu thêm vốn văn hóa quê hương. Những tình cảm ấy không chỉ dành cho riêng đứa con gái bé nhỏ mà đó còn là mong mỏi của biết bao ông bố, bà mẹ ở khắp mọi nơi.

Copyright © 2021 HOCTAP247