Khi vật nằm càng xa thấu kính hội tụ thì ảnh thật của vật nằm càng gần tiêu điểm của thấu kính. Vậy em hãy cho biết tiêu cự của thể thuỷ tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào? Biết rằng khoảng cách từ thể thuỷ tinh của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới
\(\Delta ABO \sim \Delta A'B'O'\), ta có hệ thức:
\( \dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{OA'}{OA} \Rightarrow A'B'=AB\dfrac{OA'}{OA} \Rightarrow h'=h\dfrac{d'}{d}\) (1)
Theo bài ra, h và d' không đổi nên nếu d càng nhỏ tức là nhìn vật ở gần thì ảnh của vật to ra. Ngược lại nếu nhìn vật ở xa thì ảnh của vật lại nhỏ đi.
\(\Delta OIF' \sim \Delta A'B'F'\) ta có hệ thức:
\( \dfrac{A'B'}{OI}=\dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{F'A'}{OF'}=\dfrac{OA'-OF'}{OF'}=\dfrac{OA'}{OF'}-1\)
\( \Rightarrow \dfrac{OA'}{OF'}=\dfrac{A'B'}{AB}+1 \Rightarrow \dfrac{d'}{f}=\dfrac{h'}{h}+1\) (2)
Theo bài ra, h và d' không đổi nên nếu h càng nhỏ tức là khi nhìn thấy ảnh nhỏ thì tiêu cự f phải lớn và ngược lại khi nhìn thấy ảnh to thì tiêu cự của mắt lại nhỏ đi.
Kết hợp (1) và (2) ta thấy: Khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự của mắt càng lớn, khi nhìn các vật ở càng gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ
Copyright © 2021 HOCTAP247