Tổng hợp lý thuyết chuẩn nhất về thủy điện - Lý 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài viết tổng hợp những kiến thức lý thuyết chuẩn nhất về đập thủy điện (hay hồ thủy điện) mà bạn cần biết, ví dụ như năng lượng thủy điện dùng cho mục đích gì và được tạo ra từ đâu hay cấu tạo nhà máy thủy điện đạt tiêu chuẩn.

đập thủy điện sơn la

(Nhà máy thủy điện ở Sơn La)

I) Xây dựng đập thủy điện

1) Mục đích xây dựng hồ thủy điện

- Chống lũ, chống hạn

- Tạo ra năng lượng thủy điện, hay còn gọi là điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

- Cung cấp nước tưới cho hạ du vào mùa khô

2) Ưu và nhược điểm của hồ thủy điện

a) Ưu điểm

- Hạn chế giá thành nhiên liện

- Thúc đẩy khả năng kinh tế

- Bảo tồn hệ sinh thái

- Cung cấp năng lượng sạch, hầu như không hiệu ứng nhà kính giống nhiệt điện

- Hạn chế phát thải

- Sử dụng nước nhiều mục tiêu: cung cấp nước tưới, chống lũ, chống hạn,...

b) Nhược điểm

- Thời gian xây dựng lâu

- Khi xây dựng phải di dân, xây khu tái định cư và trồng lại rừng

- Thường xây ở vùng núi cao, xa phụ tải.

- Sử dụng nước đôi lúc gặp khó khăn, nhất là vào mùa hạ

II) Năng lượng thủy điện

1) Nguồn gốc

- Là nguồn năng lượng tái tạo

- Được tạo từ năng lượng của nước.

2) Sự phụ thuộc

- Thể tích nước

- Độ cao giữa nguồn và dòng chảy (áp suất)

3) Mục đích

- Phục vụ mạng lưới điện công cộng: điện thắp sáng, điện sinh hoạt,...

- Phục vụ cho thương mai tư nhân: sản xuất nhôm

III) Cấu tạo nhà máy thủy điện

Dưới đây gửi đến bạn một số lưu ý về cấu tạo nhà máy thủy điện đạt chuẩn.

cấu tạo nhà máy thủy điện

(cấu tạo nhà máy thủy điện)

Những thành phần cấu tạo nên nhà máy thủy điện đạt chuẩn:

- Đập: có nhiệm vụ chứa nước lại, tạo thành một hồ chứa lớn.

- Ống dẫn nước: nhiệm vụ dẫn nước đến tuabin.

ống dẫn nước

- Tuabin

tuabin

(Tuabin)

- Máy phát điện: gắn liền với tuabin, khi tuabin quay thì các nam châm trong máy phát điện cũng quay theo, sinh ra dòng điện xoay chiều.

- Biến áp: được đặt trong nhà máy điện, tạo dòng điện xoay chiều, sau đó chuyển đổ thành dòng điện có điện áp cao hơn.

- Đường dây điện: có 4 dây gồm

  • Ba dây pha của năng lựng điện được sản xuất đồng thời
  • Một dây trung tính

- Cống xả: nhiệm vụ đưa nước chảy qua các ống, kênh để chảy về hạ lưu sông.

IV) Luyện tập

Câu 1: Hãy cho biết ở nhà máy thủy điện thì thế năng của nước trong hồ chứa chuyển hóa thành động năng rồi thành gì tiếp theo?

A. Nhiệt năng

B. Quang năng

C. Thế năng

D. Hóa năng

Câu 2: Ở nhà máy thủy điện, bộ phận mà có nhiệm vụ biến đổi từ năng lượng của nước thành động năng là gì?

A. Cống xả

B. Tuabin

C, Máy phát điện

D. Đường dây điện

Câu 3: Kể ra những ưu điểm lớn nhất mà bạn thấy được về nhà máy thủy điện.

Câu 4: Vào mùa mưa hồ chứa nước đầy, hỏi rằng lúc này công suất phát điện của nhà máy lớn hơn hay nhỏ hơn? Ngược lại khi vào mùa hạ.

Câu 5: Trong phần nhược điểm của hồ thủy điện là xây dựng ở vùng núi cao, tại sao không xây ở đồng bằng.

Trên đây là những kiến thức lý thuyết mà đã tổng hợp được về đập thủy điện, năng lượng thủy điện và chỉ ra cấu tạo nhà máy thủy điện. Mong rằng bài viết có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình học tập, chúc các bạn học tập tốt

Copyright © 2021 HOCTAP247