Lý thuyết về chuyển động đều
Trong bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn một nội dung học rất quan trọng và bổ ích về đặc điểm của chuyển động thẳng đều!
1. Khái niệm
Chuyển động thẳng của một chất điểm được hiểu một cách khá đơn giản là chuyển động của chất điểm đó theo quỹ đạo là một đoạn thẳng. Ví dụ: Chuyển động rơi, chuyển động theo quán tính...
Chuyển động thẳng là một chuyển động theo một đường thẳng có hướng và thẳng mãi trong mọi điểm thời gian. Các chuyển động thẳng với vận tốc không đổi gọi là chuyển động thẳng đều. Các chuyển động thẳng với vận tốc biến đổi theo thời gian gọi là chuyển động thẳng đều với vận tốc biến đổi.
Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đoạn thẳng, có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường bất kì. Chuyển động thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động.
Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
2. Công thức chuyển động thẳng đều
VD: một chiếc xe lửa đi từ trạm này sang trạm khác.
Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc của chuyển động không đổi với thời gian, vậy chuyển động thẳng đều có thể biểu diễn bởi hàm số toán sau:
\({\displaystyle v(t)=v}\)
\({\displaystyle a(t)={\frac {v}{t}}}\)
\({\displaystyle s(t)=vt}\)
1. Tự luận
Bài 1: Ta có các dữ kiện của một chuyển động đều như sau:
Vận tốc và thời gian tương ứng:
\(v_1\)= 45km/h
\(t_1\) = 20phút = \(\dfrac{1}{3}\) giờ
\(t_2\) = 30phút = \(\dfrac{1}{2}\) giờ
\(t_3\) = 10phút = \(\dfrac{1}{6}\) giờ
\(v_2 = \dfrac{1}{3}v\)
\(v_3= 4v_1\)
\(S_{AB}\) = ?
Bài giải:
Khi leo dốc ta hoàn toàn có thể tính được vận tốc của xe như sau:
\(v_2 = \dfrac{1}{3}v\) = 15km/h, tương ứng với tốc độ của xe khi xuống dốc.
\(v_3= 4v_1\)= 60km/h
Từ đó suy ra quãng đường cho từng vận tốc đã tính được ở trên như sau:
\(S_1 = v_1.t_1 = 45.\dfrac{1}{3} = 15km\)
\(S_2 = v_2.t_2 = 15.\dfrac{1}{3} = 7,5km\)
\(S_3 = v_3.t_3 = 60.\dfrac{1}{6} = 10km\)
Độ dài của chặng đường cần tìm như sau: \(S = S_1 + S_2 + S_3 = 32,5km\)
Bài 2: Thời gian toa sau qua trước mặt người quan sát nhiều hơn toa liền trước là 0,5 giây và chiều dài mỗi toa là 10m
a) Tìm thời gian toa thứ nhất qua trước mắt người quan sát
b) Tính vận tốc trung bình của đoàn tàu sáu toa lúc vào ga.
Giải
a) Thời gian toa sau qua trước mặt người quan sát nhiều hơn toa liền trước là 0,5s nên thời gian toa thứ nhất qua trước mặt người quan sát:
9 + 8,5 + 8 + 7,5 + 7 + 6,5 = 46,5s
Chiều dài của cả đoàn tàu: 6.10 = 60m
Vận tốc trung bình của đoàn tàu vào ga: 60 : 46,5 = 1,3m/s
2. Trắc nghiệm
Câu 1: Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v. Câu nào sau đây là đúng?
A. Xe chắc chắn chuyển động thẳng đều với tốc độ là v.
B. Quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
C. Tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau.
D. Thời gian chạy tỉ lệ với tốc độ v.
Câu 2: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì
A. tọa độ của vật luôn có giá trị (+).
B. vận tốc của vật luôn có giá tri (+).
C. tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+).
D. tọa độ luôn trùng với quãng đường.
Câu 3: Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là
A. 20 km/h.
B. 30 km/h.
C. 60 km/h.
D. 40 km/h.
Câu 4: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là:
A. 53 km/h.
B. 65 km/h.
C. 60 km/h.
D. 50 km/h.
Câu 5: Một chiếc xe từ A đến B mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là 48 km/h. Trong 1/4 khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là v1 = 30 km/h. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng
A. 56 km/h.
B. 50 km/h.
C. 52 km/h.
D. 54 km/h.
Câu 6: Hình 2.1 cho biết đồ thị tọa độ của một chiếc xe chuyền động trên đường thẳng. Vận tốc của xe là
A. 10 km/h.
B. 12,5 km/h.
C. 7,5 km/h.
D. 20 km/h.
Câu 7: Hình 2.2 cho biết đồ thị tọa độ của một xe chuyển động thẳng. Vận tốc của nó là 5 m/s. Tọa độ của xe lúc t=0
A. 0 m.
B. 10 m.
C. 15 m.
D. 20 m.
Câu 8: Trong cá đồ thị x – t dưới đây, đồ thị nào không biểu diễn chuyển động thẳng đều.
Câu 9: Một ôtô chuyển động đều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 60 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường nhưng xe xuất phát từ một địa điểm trển đoạn đường cách bến xe 4 km. Chọn bến xe là vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình chuyển động của ôtô trên đoạn đường này là:
A. x = 60t (km ; h).
B. x = 4 – 60t (km ; h).
C. x = 4 + 60t (km ; h).
D. x = -4 + 60t (km ; h).
Câu 10: Trên trục x’Ox có hai ô tô chuyển động với phương trình tọa độ lần lượt là x1(t) = -20 + 20t và x2(t) = 10t – 50 (t tính bằng đơn vị giây (t > 0), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô tô lúc t = 2 giây là
A. 50 m.
B. 0 m.
C. 60 m.
D. 30 m.
Câu 11: Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B trên một đường thẳng (Hình 2.4). Dựa vào đồ thị, viết được phương trình chuyển động của ô tô là:
A. x = 30t (km ; h).
B. x = 30 + 5t (km ; h).
C. x = 30 + 25t (km ; h).
D. x = 30 + 39t (km ; h).
Câu 12: Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một vật như hình 2.5. Vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian:
A. từ 0 đến t2.
B. từ t1 đền t2.
C. từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3.
D. từ 0 đến t3.
Hy vọng rằng với những kiến thức mới về lý thuyết về chuyển động thẳng đều trên đây, các bạn hoàn toàn có thể nắm chắc một cách dễ dàng và có những giờ học thư giãn!
Copyright © 2021 HOCTAP247