Nghị luận bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tài hoa của ông cũng như cuộc đời tuy khó khăn nhưng luôn tràn đầy những khát vọng phi thường. Chắc chắn bài nghị luận sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để hoàn thiện bài nghị luận của mình tốt hơn. Cùng CungHocVui theo dõi nhé.
Lối sống ngất ngưởng mà tác giả hướng đến phải có danh có tài
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Cái tên Nguyễn Công Trứ đã không còn xa lạ trong kho tàng văn chương nước Việt Nam. Cây bút tài hoa của ông đã sáng tác nên biết bao tác phẩm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và để lại giá trị cho đời. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc, có ý chí, có tài năng và có một cuộc đời với nhiều khát vọng phi thường.
Nghị luận bài ca ngất ngưởng cho ta thấy tư tưởng của ông về đề cao lối sống tự do và đặc biệt là cái ngông của mình.
Xem thêm:
Phân tích bài ca ngất ngưởng hay nhất
Nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngất ngưởng
Cảm nhận bài ca ngất ngưởng hay, chi tiết
Cuộc đời ông đã trải qua nhiều thăng trầm cũng như thành tựu trong cuộc đời làm quan của mình, bên cạnh đó ông cũng đề cao lối sống tự do và phóng túng. Trong cách sáng tác của mình, “Bài ca ngất ngưởng” là một tác phẩm nổi tiếng với nền thơ ca dân tộc Việt Nam. Bài thơ là tiếng nói, nỗi lòng của tác giả khi kể về cuộc đời lúc làm quan và về hưu của mình. “Bài ca ngất ngưởng” cũng được sáng tác khi tác giả đã về hưu và sinh sống tại quê nhà.
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
Ngay từ cái tên nhan đề, đã khái quát được toàn bộ tác phẩm với hai chữ “ngất ngưởng”. Có lẽ đó là cuộc sống khác người, cuộc đời đầy cao ngạo của một người vừa có tầm vừa có danh. Nhưng đó là tất cả niềm tự hào mãnh liệt của một người có tài năng và có ý chí. “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”, rằng mọi việc trên cuộc đời này đều là phận sự của ta.
Nguyễn Công Trứ cho người đọc thấy được cái ngông của bản thân mình, ông xác định vị trí của bản thân giữa cuộc đời vì ông có tài năng. Quan niệm của ông trong cuộc đời khác với những nhà văn khác đó là không có việc gì mà nam nhi không thể làm được. Những chuyện trong thiên hạ hay trong trời đất thì thì những người con trai đều không thể tránh khỏi.
Trong cuộc đời sự nghiệp, ông đã có thành tựu làm quan trong hơn 30 năm. Nguyễn Công Trứ đã phụng sự cho đất nước bằng tài năng và lòng nhiệt thành của mình. Khi làm quan, ông được giao rất nhiều nhiệm vụ quan trọng vì họ đặt lòng tin vào trí tuệ, năng lực và lòng trung thành của ông.
Cây bút tài hoa của nền văn chương dân tộc Việt Nam
Ông đã từng được Thủ khoa, làm Tổng đốc Đông… bằng năng lực cá nhân thật thụ. Bản thân ông đã trải qua nhiều giai đoạn, nhiều công việc, nhiều thăng trầm cho nên ông mới có một lí lẽ và khẳng định rằng nam nhi việc gì cũng có thể làm được.
"Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng."
Hai từ “ngất ngưởng” được xuất hiện trong bài đến bốn lần, càng khẳng định mạnh mẽ lối sống cao ngạo nhưng đầy tự do của tác giả. Cao ngạo ở đây không phải là kiêu căng, chê bai người khác mà ông tự ý thức được bản thân mình nhờ tài năng và vươn lên từ công sức của mình trong cuộc đời.
Thông qua hình ảnh “đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”, lối sống của Nguyễn Công Trứ vẫn khác lạ và cá tính lạ thường. Cái tôi của mình ông luôn cho rằng nó lớn lao chớ không tầm thường và nhỏ bé. Khi ông trở về cuộc sống bình thường, không còn là một vị quan nổi tiếng, ông vẫn hướng đến một cuộc đời tự do nhưng rất giản dị.
Ông luôn ung dung trước cuộc đời nhưng làm việc gì cũng đều luôn hết mình chứ không hời hợt. Phong thái bên ngoài của Nguyễn Công Trứ luôn khoác lên mình một thái độ bất cần đời, nhưng đó là sự bất cần đúng đắn chứ không bị người đời khinh ghét.
Sau khi thoát khỏi cuộc sống làm quan của mình, ông đã thờ ơ với cuộc đời, không còn quan tâm đến thái độ khen chê, được mất của cuộc đời. Cuộc đời làm quan ngày đây mai đó, giống như một cuộc đời vô thường không biết như thế nào. Cho đến lúc này, chẳng điều gì có thể làm ông bận tâm.
Nguyễn Công Trứ bắt đầu tìm đến những thú vui của cuộc đời, ông ca hát, uống rượu với một cuộc đời tự do không vướng bận điều gì. Khi ở cuộc đời làm quan, ông phải phụng sự cho đất nước, khi về hưu, ông đã sống một cuộc đời phụng sự cho chính mình.
Nghị luận Bài ca ngất ngưởng của tác giả Nguyễn Công Trứ
Những dòng cuối cùng trong bài thơ của mình, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện lối sống ngất ngưởng khác lạ của chính mình:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Trong sự nghiệp của mình, ông đã đóng góp cho đất nước bằng những công sức lớn lao của mình. Ông luôn tự hào về chính mình qua giọng văn, từng câu chữ trong bài thơ. Chẳng ai trong triều đình ngày xưa có một lối sống đặc biệt và khác lạ như Nguyễn Công Trứ nên ông cảm thấy đầy tự hào với cuộc đời của mình.
Ông khẳng định, mọi sự trên đời, dù là trời đất hay đất nước, nam nhi đều có thể giải quyết được tất. Tài năng, công lao của Nguyễn Công Trứ đóng góp cho đất nước không khác gì những người lẫy lừng khác như Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật...Nhưng để sống một đời sống ngất ngưởng như ông, phải thấy được năng lực của bản thân và cái danh để lại cho cuộc đời này.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngất ngưởng
Soạn bài ca ngất ngưởng chi tiết
“Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ cho ta thấy được tài năng, những công lao mà tác giả đã đóng góp cho cuộc đời và đất nước. Bài thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật liệt kê về những chức danh mà tác giả đã làm trong sự nghiệp làm quan của mình. Giọng điệu bài thơ hóm hỉnh, hài hước và cũng hiên ngang để thể hiện lối sống đầy “cao ngạo” của Nguyễn Công Trứ. Bài thơ đem đến những triết lí sâu sắc để con người hướng đến và noi theo.
Qua bài nghị luận bài ca ngất ngưởng đủ ý ở trên, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tác phẩm và đạt được kết quả cao trong học tập. Bài nghị luận chi tiết được triển khai dựa vào dàn ý chi tiết nghị luận về bài ca ngất ngưởng có rút ra bài học.
Copyright © 2021 HOCTAP247