Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Đọc thêm: Đời Thừa - Nam Cao Bài văn tham khảo phân tích Đời thừa của Nam Cao chi tiết- Ngữ Văn 11

Bài văn tham khảo phân tích Đời thừa của Nam Cao chi tiết- Ngữ Văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài văn tham khảo phân tích Đời thừa của Nam Cao- Ngữ Văn 11

     Nam Cao là nhà văn tài năng đã để lại cho đời vô số tác phẩm nổi bật. Trong số đó là truyện ngắn Đời thừa với lối hành văn chân thực và phản ánh thực tế cuộc sống. Hãy cùng phân tích Đời thừa sẽ làm sáng tỏ những hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.

Mở bài phân tích Đời thừa

     Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu về các tác phẩm đề cao giá trị nhân văn trong cuộc sống trước số phận của con người trí thức trước Cách mạng Tháng tám. Bản chất tồi tàn của xã hội thời ấy đã được miêu tả rõ nét qua bi kịch nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa.

Phân tích Đời thừa- CungHocVui
Phân tích Đời thừa của Nam Cao

Thân bài phân tích Đời thừa

Khái niệm về bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện Đời thừa

     Hộ là nhân vật được Nam Cao xây dựng với một cuộc đời đầy tấn bi kịch. Bi kịch đầu tiên diễn ra khi Hộ vốn là một con người trí thức có ý thức sâu sắc về cuộc sống xung quanh, anh muốn tự khẳng định tài năng và nâng cao cuộc sống bằng sự nghiệp văn chương của bản thân, nhưng lại bị xã hội tăm tối vùi dập, từ chối.

     Đã thế, Hộ còn bị cái nợ “cơm áo, gạo tiền” ghì sát đất khiến anh lâm vào cuộc sống bế tắc, vô dụng, túng quẫn, biến anh trở thành một kẻ chịu cảnh sống kiếp đời thừa với văn chương.

Phân tích Đời thừa qua cuộc đời và số phận của nhân vật Từ

     Nam Cao không đặc tả nhiều về hình dáng của nhân vật Từ, nhưng thông qua một số dòng văn ngắn của ông, có thể thấy được Từ là một người đàn bà đẹp nhưng bạc mệnh, phải sống cuộc đời khổ sở, nghèo túng nên nhan sắc sớm bị tàn phai với: Da mặt nhợt, môi nhợt nhạt, mi mắt hơi tim tím, mắt có quầng, má hơi hóp lại... Cái bàn tay lủng củng rặt những xương, cổ tay mỏng mảnh. Làn da mỏng, xanh trong, xanh lọc...

     Thông qua miêu tả của tác giả hiện lên hình ảnh một người thiếu phụ với nét tiều tụy vì muộn phiền, lo toan, sống thiếu thốn về vật chất, nên không còn giữ được nét đẹp thời con gái.

     “Cảnh Từ ôm con sau ngày đẻ, nhịn đói, mẹ già bị mù, cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho, đến khi nào bao nhiêu thịt đểu chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả.”

     Một người đàn bà thống khổ đến mức chỉ còn cách nhịn đói, ôm con mà khóc, khóc đến khi cạn kiệt sức lực, đến khi máu thịt đều chảy thành nước mắt rồi cả chị, đứa con, lẫn người mẹ mù đều cùng được giải thoát khỏi kiếp sống đọa đày này.

Xem thêm:

Tóm tắt truyện đời thừa của Nam Cao

Hoàn cảnh sáng tác Chí Phèo của Nam Cao

     Nhân vật từ được tác giả miêu tả là người hội tụ bao nhiêu đức tính đẹp của người vợ yêu chồng, người mẹ hết mực thương con.

     Chị luôn chịu thương chịu khó, nhưng vẫn dịu dàng và hi sinh tất cả vì chồng con. Từ luôn ý thức được một điều cay đắng nhưng thực tế Hộ khổ là vì mình. Nên từng chén nước đến cử chỉ, lời nói, chị đều dành cho Hộ hết tình yêu thương.

     Đến mức bị chồng say rượu, chửi bới, hắt hủi, chị vẫn chịu đựng chứ không ôm con bỏ đi, không bỏ mặc Hộ một mình. Vì Từ luôn ý thức được rằng chị yêu chồng không chỉ vì tình yêu mà còn vì anh là ân nhân của chị. 

     Thế nên, Từ đã dành cho Hộ một thứ tình cảm rất thực tế và gần gũi với tình của một con chó đối với người nuôi.

     Ở phần cuối truyện, Từ ôm lấy cổ chồng nói:"... Không!... Anh chỉ là một người khổ sở... Chính vì em mà anh khổ...”. Nàng ru con qua dòng nước mắt...Những giọt nước mắt hòa cùng tiếng ru chính là nỗi đau của sự bất lực, buông xuôi, cắt đứt tâm can của người phụ nữ bạc mệnh, được sống trong tình yêu nhưng lại không lấy nổi một ngày hạnh phúc.

     Quan phân tích Đời thừa ta thấy chính những sự nhân đạo và nhạy cảm trong tâm hồn mà tác giả Nam cao đã khắc họa sâu sắc tâm hồn đẹp đẽ của một người phụ nữ thiện lương, nhân hậu, giàu đức hy sinh. 

     Ông thông cảm cho nỗi đau và sự đau khổ của người đàn bà bạc mệnh, chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân nghèo khó, cũng là bi kịch chung của những người phụ nữ sống trong xã hội cũ lúc bấy giờ: Được sống trong tình yêu nhưng ít có hạnh phúc.

Phân tích Đời thừa thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật Hộ

 Phân tích bài đời thừa của Nam Cao- CungHocVui
Phân tích bài đời thừa của Nam Cao

     Hộ đã cưu mang cuộc đời của Từ, người mẹ già của Từ và đứa con của chị. Đến lúc mẹ Từ qua đời, cũng chính Hộ là người đứng ra lo chuyện ma chay chu toàn. Sau đó, Hộ đã quyết định đưa ra một nghĩa cử cao đẹp, anh nhận Từ làm vợ, chấp nhận làm bố bảo bọc cho đứa con thơ. 

     Hộ là một người đàn ông cao thượng, anh sẵn sàng cưu mang, chấp nhận bảo bọc cho mẹ con Từ suốt đời. Vì thế, đối với từ Hộ không chỉ là chồng mà còn là đại ân nhân, nên dù có khổ sở, thiếu thốn, cay đắng thế nào chị vẫn không rời xa anh.

     Hộ đã thật sự yêu Từ và muốn chăm lo cho con tho một cách chu toàn chất. Anh đã tính đến chuyện phí đi một vài năm làm ăn để lo cho Từ một số vốn làm ăn. Hộ luôn muốn lo mẹ con Từ một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ nhất, cho chị thật nhiều tình yêu và sự ngọt ngào. “Những lúc Từ ốm, Hộ lo xanh mặt và thức suốt đêm. Chỉ xa các con vài ngày, lúc gặp lại chúng, Hộ cảm động đến ứa nước mắt, hôn hít chúng vồ vập.”.

     Thế nhưng cuộc đời vốn thực tế đến mức nghiệt ngã, đồng lương từ nhuận bút của Hộ ngày càng ít dần đến mức không đủ lo cho bữa ăn gia đình. “Có lúc từ mồng mười đến cuối tháng, Hộ không dám bước chân ra khỏi nhà để bớt chi tiêu, hắn thương vợ con có bữa phải nhịn cơm ăn cháo”, anh cố gắng dè xẻn hết mức có thể để không tốn kém thêm bất kỳ khoản chi tiêu nào cho bản thân. 

     Mỗi khi có tiền, điều đầu tiên mà Hộ nghĩ đến cũng là mẹ con Từ, những lúc “sắp nhận được tiền nhuận bút, Hộ thương đau con thơ cả tháng đói khát khổ sở, hôm nay có tiền cũng nên cho chúng nó một bữa ăn ra hồn.”.

Xem thêm:

Soạn bài Chí Phèo của Nam Cao siêu ngắn

Top 4 mở bài Chí Phèo- Nam Cao hay nhất

     Nhân vật Hộ hiện lên với hình ảnh một người đàn ông luôn thể hiện lòng nhân từ của mình bằng những nghĩa cử cao đẹp. Tình thương của anh dành cho một người phụ nữ đang trong cảnh túng quẫn với một người mẹ già bị mù và một đứa con thơ mới đẻ. Tác giả đã cho ta thấy rằng, những nhà văn không chỉ trong các tác phẩm, mà trong cuộc sống đời thực tâm hồn của họ vẫn luôn cao đẹp như thế, họ luôn muốn vun đắp cho hạnh phúc của những con người khắc khổ.

     Qua phân tích Đời thừa ta thấy Hộ là một người có tài năng văn chương. Ban đầu anh viết văn rất nghiêm túc và thận trọng. Hộ luôn băn khoăn một lý tưởng sẽ viết nên một tác phẩm nổi bật có sức hút và làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời. 

     Nhưng về sau, vì mưu sinh cuộc sống và nỗi lo cơm áo đã khiến anh cho xuất bản đại trà những cuốn văn viết vội, đến mức Hộ cũng cảm thấy xấu hổ mỗi khi đọc lại chúng. Sự hổ thẹn của Hộ đã chứng minh được một điều anh đang mâu thuẫn vì vẫn ý thức được ngòi bút cao quý của một nhà văn đang bị chi phối bởi thực tế cuộc sống khắc nghiệt, đến mức anh đã “tự xỉ vả mình là một thằng khốn nạn, là một kẻ bất lương!”.

     Hộ bắt đầu cảm thấy chán chường và tự trách bản thân “Trước kia tin tường bao nhiêu thì nay đau đớn thất vọng bấy nhiêu.”. Anh cảm thấy dường như bản thân đã không còn giữ được sự tôn nghiêm, cao quý của một nhà văn chân chính nữa, có những lúc anh lại “rũ buồn, lắc đầu tự bảo: Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!”.

     Hộ luôn có cảm giác cắn rứt, dằn vặt trong tâm can. Vì đối với anh văn chương như một cái nghiệp. Mặc dù “nợ áo cơm ghì sát đất, nhưng anh vẫn mê văn.”.Niềm đam mê của anh mãnh liệt và cháy bỏng đến mức anh đã từng nói:” đọc được một câu văn hay mà hiểu được thì dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng.”.

 Phân tích tác phẩm đời thừa Nam Cao- CungHocVui
Phân tích tác phẩm đời thừa

     Thế nên bắt anh phải viết văn qua loa, vội vàng, không có có ý nghĩa chỉ để kiếm tiền thì “Hộ điên người lên vì phải xoay tiền”, nhưng với nhân cách của một nhà văn chân chính không cho phép anh làm điều đó vì “khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi.”

     Đây là giai đoạn đầu của tấn bi kịch đã góp phần biến Hộ từ một nhà văn cao quý, sống thiện lương, tình cảm trở thành một kẻ cho ra những tác phẩm văn chương kém chất lượng vì đồng tiền. Để rồi sự vùi dập cùng với mâu thuẫn trong tâm can đã biến anh thành kẻ nát rượu, sống tệ bạc với vợ con, khiến Từ sống trong đau khổ, cam chịu.

     Phân tích Đời thừa ta thấy vì gia đình sống trong cảnh túng thiếu, nghèo đói mà ngòi bút của Hộ bị xã hội đen tối vùi dập. Nên anh bắt đầu tìm đến rượu để giải sầu, những khi say khướt, Hộ lại đối xử thậm tệ với vợ con, anh “gườm gườm đôi mắt, đòi vật một nhát cho chết cả.”. Nhưng đến khi “tỉnh rượu lại bẽn lẽn xin lỗi Từ hứa chừa rượu, được một thời gian ngắn, lại say, lại đánh vợ, làm những trò vừa buồn cười, vừa đáng sợ như lần trước.”.

     Có những khi tỉnh rượu, Hộ nhìn dáng vẻ của Từ mà đau xót, rồi nước mắt anh “bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh”. Hộ tự lên án mình “chỉ là... một thằng... khốn nạn!”.

Xem thêm:

Tóm tắt Chí Phèo Nam Cao đầy đủ nhất

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Kết bài phân tích đời thừa

     Từ câu chuyện của nhân vật Hộ và Từ trong tác phẩm Đời thừa. Tác giả Nam Cao đã miêu tả rất rõ nét những chuyển biến tâm trạng của nhân vật từ một con người nhân đạo, tràn đầy tình yêu thương, một nhà văn trong sáng bị xã hội tăm tối, tàn lụi biến thành một tên xấu xa, đẩy cuộc đời của chính mình và gia đình vào cảnh bế tắc, không lối thoát.

     Hy vọng rằng bài phân tích Đời thừa trên đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích để học tập tập tốt hơn môn Ngữ Văn 11.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247