Câu 1 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Bố cục: Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn:
-Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến
-Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
-Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến
-Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây
Câu 2 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
-Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất:
+Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội, hiểm trở: sương lấp, dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây, thác gầm thét, cọp trêu người, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,...
+Thiên nhiên thơ mông, trữ tình: hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi,...
-Hình ảnh người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên ấy: “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Đó có thể là giây phút nghỉ ngơi của những người lính sau chặng đường hành quân vất vả, song đó cũng có thê là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn của các anh
Câu 3 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Vẻ đẹp mới của thiên nhiên và con người miền Tây:
-Không gian hội hè, một đêm lửa trại ấm áp tình quân dân:
+Hình ảnh: em xiêm áo – những cô gái Lào lộng lẫy trong trang phục truyền thống của dân tộc mình
+Ánh sáng: bừng lên hội đuốc hoa
+Âm thanh: tiếng nhạc “khèn lên mạn điệu”
-Bức tranh Mộc Châu chiều sương: “có thấy”, “có nhớ” thầm gợi nhắc các hình ảnh
+Hồn lau nẻo bến bờ
+Dáng người trên độc mộc
+Dòng nước lũ hoa đong đưa
→Tất cả cảnh vật dường như đều có hồn, thơ mộng, mờ nhòa trong sương
Câu 4 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Hình ảnh người lính Tây Tiến bi mà không lụy, bi mà vẫn tráng
-Ngoại hình:
+Đoàn binh không mọc tóc: cách nói toát lên khẩu khí ngang tàn, cứng cỏi, đầy bản lĩnh của những người lính
+Quân xanh màu lá giữ oai hùm
+Mắt trừng
-Vẻ đẹp tâm hồn:
+Lãng mạn, bay bổng, đa tình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+Giàu ý chí, nghị lực, săn sàng hi sinh vì đất nước: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,...
+Cái chết:
•Bi: bỏ mạng trên khắp chiến trường “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
•Tráng: tác giả đã lí tưởng hóa cái chết của những người lính, họ chết nghĩa là họ trở về với đất mẹ thân yêu, về với quê hương “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Câu 5 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
-Gợi nhắc về “mùa xuân ấy”: thời điểm lịch sử khó khăn, gian khổ mà lãng mạn, hào hùng
-Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi: Lời thề của người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây
Câu 1 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
-Bút pháp Quang Dũng sử dụng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn.
-So sánh với bài thơ “Đồng chí” để làm rõ bút pháp đó:
+“Đồng chí”: tác giả Chính Hữu sử dụng bút pháp tả thực, với những hình ảnh chân thực, gần gũi để từ đó làm toát lên vẻ đẹp giản dị, chân chất cùng những thiếu thốn, khó khăn của người lính
+“Tây Tiến”: tác giả sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập, bên cạnh việ miêu tả khung cảnh thiên nhiên dữ dội, hiểm trở ông còn miêu tả thiên nhiên với vẻ đẹp thơ mộng trữ tình; hình ảnh người lính cũng được tác giả chú ý làm bất nổi vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn.
Câu 2 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Chân dung người lính Tây Tiến:
-Ngoại hình: “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “mắt trừng gửi mộng”. Hình ảnh người lính Tây tiến được miêu tả chân thực, vừa thể hiện hiện thực khốc liệt, gian khổ của cuộc chiến tranh vừa thể hiện niềm tự hào về dáng vẻ kì dị nhưng gân guốc, độc đáo của người lính
-Tâm hồn:
+Hào hoa, lãng mạn – nét đặc trưng của những chàng trai Hà thành: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+Ý chí: sẵn sàng hiến dâng cả sựu sống, tuổi trẻ cho tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
→Lí tưởng xả thân vì đất nước của thế hệ trẻ sau cách mạng tháng Tám
-Sự hi sinh:
+Hình ảnh thơ: “biên cương”, “mồ viễn xứ”, “áo bào”, “về đất”. “khúc độc hành”
+Nghệ thuật: sử dụng từ Hán Việt, nghệ thuật nói giảm nói tránh
→Người lính xem cái chết, sự hi sinh rất nhẹ nhàng, thanh thản, với họ cái chết ko phải là sự ra đi mk là sự trở về với đất mẹ yêu thương
→Vẻ đẹp bi tráng của những người lính
Nội dung chính của văn bản:
-Giá trị nội dung:
Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.
-Giá trị nghệ thuật:
+Cảm hứng và bút pháp lãng mạn
+Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt..
+Kết hợp chất nhạc và chất họa
Xem tiếp các bài Soạn văn lớp 12 siêu ngắn:
Loạt bài Soạn văn lớp 12 siêu ngắn | Tác giả - Tác phẩm Văn lớp 12 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12.
Copyright © 2021 HOCTAP247