1. Tác giả
Nguyên Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950 ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Sau hiệp định Giơ - ne - vơ, Nguyên Ngọc tập kết ra Bắc nhưng năm 1962, ông lại trở về miền Nam làm Chủ thịch hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, đồng thời phụ trách tạp chí Văn nghệ quân phóng của Quân khu V.
Các tác phẩm chính: Đất nước đứng lên (tiểu thuyết, 1954), Mạch nước ngầm (truyện vừa, 1960), Rẻo cao (tập truyện ngắn, 1961), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (tập truyện và kí, 1969), Đất Quảng (tiểu thuyết, phần I – 1971, phần II – 1974).
Trong cả hai cuộc kháng chiến, Nguyên Ngọc chủ yếu gắn bó với chiến trường Tây Nguyên. Những thành công lớn nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyên Ngọc cũng gắn với mảnh đất ấy.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 (ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc) là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên ngọc viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
- Nhan đề của tác phẩm:
+ Rừng xà nu là kí ức đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của nhà văn về mảnh đất và con người Tây Nguyên.
+ Tiêu biểu cho số phận, sức sống bất diệt và tinh thần đấu tranh quật khởi của nhân dân Tây Nguyên và cả dân tộc Việt Nam.
- Cảnh rừng xà nu dưới tầm đại bác:
+ Nằm trong “tầm đại bác”, ngày 2 lần bị bắn, “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào cây xà nu cạnh con nước lớn”.
+ Hàng vạn cây không cây nào không bị thương.
→ Nằm trong thư thế của sự hủy diệt bạo tàn, trong tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết.
- Hình ảnh những ngọn đồi, cảnh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp cho đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm: gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng và bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên, cả Miền nam và của cả dân tộc.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
a, Người anh hùng mà cụ Mết kể chính là Tnú với những phẩm chất đáng quý:
* Tnú là người dũng cảm, không sợ hi sinh, tình yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.
- Khi còn nhỏ:
+ Đi nuôi cán bộ.
+ Quyết tâm học chữ.
+ Làm liên lạc bị bắt nhất quyết không khai cộng sản ở đâu.
- Khi trưởng thành:
+ Thay anh Quyết lãnh đạo dân làng.
+ Vùng lên cứu vợ con khi bị giặc tra tấn.
+ Bị giặc bắt không sợ mà dũng cảm đấu tranh chống lại kẻ thù.
+ Bị giặc đốt mười ngón tay nhưng không kêu van.
* Là người giàu tình yêu thương và gắn bó với dân làng:
- Yêu thương vợ con sâu sắc.
- Yêu quê hương: đó là tình yêu máu thịt, đi đâu cũng đau đáu hướng về quê hương.
→ Tnú vừa là nguyên mẫu của vẻ đẹp ngoài đời vừa mang vẻ đẹp của con người Tây Nguyên.
* Nếu nhân vật A Phủ được Tô Hoài miêu tả chủ yếu với cái nhìn bên ngoài thông qua ngoại hình và hành động thì Tnú được Nguyên Ngọc khám phá từ những xung đột, giằng xé nội tâm từ bên trong.
b, Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc lại tới bốn lần việc Tnú không cứu được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” như một điệp khúc đau thương, day dứt nhằm nhấn mạnh:
“Khi chưa có vũ khí, chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người yêu thương nhất cũng không cứu được”.
→ Đưa ra quy luật tất yếu: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống laị bọn phản cách mạng, đó là chân lí đấu tranh ngàn đời của dân tộc.
c, Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man làm sáng ngời chân lí của dân tộc ta trong thời địa bấy giờ: chỉ có cầm vũ khí đứng lên là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ những gì thiêng liêng nhất, và mọi thứ sẽ thay đổi.
d, Vai trò của các nhân vật
- Cụ Mết: là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh để tập hợp nổi dậy.
- Mai, Dít: là vẻ đẹp của thế hệ hiện tại (kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh).
- Bé Heng: là thế hệ nối tiếp đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.
→ Các nhân vật làm thành tập thể đoàn kết, lớp lớp nối tiếp nhau. Nó tạo nên sức mạnh bền bỉ, bất tận của dân làng Xô Man, như những rừng xà nu anh dũng, bạt ngàn đến tận chân trời.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Hình tượng cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú có một sự gắn kết hữu cơ hết sức sâu sắc, mà ở đó sức sống mãnh liệt, sự kiên định trường tồn thể hiện sinh động, mạnh mẽ, kiêu hãnh. Vẻ đẹp sức sống và sự gắn bó của cây rừng xà nu cùng với nhân vật Tnú trở thành một phần sự sống của Tây Nguyên, đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn.
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm:
- Kết cấu song trùng mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh cây xà nu thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp mở ra con đường kháng chiến gian khổ, đau thương nhưng anh hùng, bất khuất. Cây xà nu còn là sức sống của con người Tây Nguyên, những cây xà nu nối tận chân trời giống như những thế hệ con người Tây Nguyên vẫn sẽ tiếp tục sinh sôi, trưởng thành trong cuộc kháng chiến.
- Ngôn ngữ phù hợp với cá tính nhân vật, mang đậm bản sắc Tây Nguyên, đậm chất anh hùng ca, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực khốc liệt và sắc màu lãng mạn.
→ Sự thống nhất cao độ giữa chân lí đời sống và chân lí nghệ thuật.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
Hình ảnh đôi bàn tay Tnú: Bàn tay Tnú gắn liền với cuộc đời nhân vật, đi dọc theo tác phẩm và trở thành điểm nhấn của tác phẩm.
- Đôi bàn tay khi nguyên vẹn: đôi bàn tay của nghĩa khí, của nghị lực viết chữ, đôi bàn tay lành lặn, đôi bàn tay hừng hực của ngọn lửa chiến đấu, căm thù.
- Bàn tay khi bị giặc đốt, được chữa lành anh vào lực lượng, tiếp tục chống giặc.
→ Vẫn vững vàng cầm vũ khí.
Copyright © 2021 HOCTAP247