Hồn Trương Ba da hàng thịt là một trong những tác phẩm tạo nên danh tiếng của nhà văn Lưu Quang Vũ. Tác phẩm là ví dụ điển hình cho sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội. Hãy cùng phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt để làm sáng tỏ điều mà tác giả muốn gửi gắm.
Lưu Quang Vũ là nhà văn có quê gốc ở Phú Thọ. Ông thừa hưởng tài năng văn chương từ nhà người cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Lưu Quang Vũ mất trong một tai nạn giao thông nhưng trước khi ra đi, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa. Nổi bật trong đó là tác phẩm hồn Trương Ba da hàng thịt đã nêu lên được vấn đề trong sự đấu tranh giữa phần con và phần người trong xã hội.
Phân tích tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt
Trong một lần vì sự tắc trách mà Trương Ba bị bắt nhầm hồn, dẫn đến chết oan. Để sửa sai cho sự nhầm lẫn tai hại, Nam Tào cùng với Đế Thích đã giúp hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt vừa mới chết.
Từ khi ấy, Trương Ba vẫn luôn có sự mâu thuẫn giữa thể xác và linh hồn của mình vì anh không chấp nhận một người nho nhã lại mang dáng vẻ của một tên hàng thịt thô kệch, chỉ biết cầm dao giết lợn, không có chữ nghĩa.
Đã thế một ngày thân xác ấy còn ăn đến 8,9 bát cơm, đến nỗi hồn Trương Ba phẫn uất, căm ghét và dùng cách xưng hô “mày, tao” với thân xác anh hàng thịt bên ngoài.
Thế nhưng cái thể xác kệch cỡm ấy cũng đắc ý mà nói với linh hồn thanh cao bên trong rằng:”Cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác."
=> Đây là giai đoạn bắt đầu cho bi kịch của hồn Trương Ba. Là sự đấu tranh giữ linh hồn thanh cao, trong sạch với cái thể xác đui mù, kệch cỡm, thô lỗ đến thấp hèn của anh hàng thịt chỉ biết giết lợn, vũ phu và thích uống rượu.
Đến cuối cùng hồn của Trương Ba vẫn đuối lý với thân xác anh hàng thịt vì phải có vật chất mới quyết định được ý thức, phải “có thực mới vực được đạo”. Nên hồn Trương Ba đành nhún nhường mà thay đổi cách xưng hô với cái xác kia thành “anh” và “ta”.
=> Sự đấu tranh trong mệt mỏi và thất vọng của của Trương Ba trong thể xác anh hàng thịt cho thấy rằng mọi người dù thể nào đi nữa vẫn xem trọng vật chất bên ngoài hơn bản chất thật bên trong của nó. Người ta luôn đề cao sự đẹp đẽ, hào nhoáng, nhưng gì thể hiện bề ngoài mà không quan tâm đến nét đẹp chân lý tồn tại bên trong.
Phân tích tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt
Mặc dù mang thân xác tầm thường cùng ngoại hình cồng kềnh của hàng thịt, nhưng hồn Trương Ba vẫn một mực cho rằng mình vẫn giữ được sự thanh cao. lương thiện và sự thẳng thắn.
=> Hồn Trương Ba đang đấu tranh tâm lý và tự khẳng định rằng lối sống vẫn nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng bởi thân xác của anh hàng thịt.
Tuy nhiên, thái độ của những người thân trong gia đình đối với Trương Ba vẫn không thể phủ nhận được thân phận và không thể chấp nhận được Trương Ba trong xác hàng thịt.
Vợ Trương Ba đau khổ, khóc lóc, mặc dù biết bên trong thể xác xa lạ kia là linh hồn của chồng mình, nhưng chị vẫn không thể chấp nhận anh, chị chỉ có thể cay đắng nói rằng “ông đâu còn là ông”.
=> Sự quan trọng của vẻ bề ngoài, cho thấy rằng cho dù nhận thấy được bản chất của sự việc bên trong, nhưng người ta vẫn bị chi phối bởi những gì thể hiện ra bên ngoài nhiều hơn.
Cháu gái của Trương Ba cũng nhất mực phủ nhận những gì mà linh hồn ông thể hiện để khẳng định ông vẫn nguyên vẹn bản chất tốt đẹp bên trong. Cô chấu cho rằng ông mình đã chết thật sự, còn trước mặt chỉ là người bán thịt với thân hình vụng về và thô lỗ.
=> Sự từ chối thẳng thừng của cô cháu gái về thân phận của Trương Ba một lần nữa đã nhấn mạnh sự “nhìn mặt mà bắt hình dong” của những người trong xã hội. Họ chỉ biết đánh giá bản tính và nhân cách của một người qua vẻ ngoài của họ.
Xem thêm:
Soạn hồn Trương Ba da hàng thịt chi tiết, đủ ý
Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ
Tuy nhiên, cô con dâu của Trương Ba lại tỏ vẻ cảm thông và yêu thương ông. Thế nhưng chính vẻ ngoài của ông cũng khiến cô không còn cảm thấy một Trương Ba nho nhã, thân quen của trước đây nữa.
=> Tuy thái độ của cô con dâu hoàn toàn trái ngược với sự phũ phàng của người vợ và cô cháu gái. Thế nhưng dáng vẻ của anh hàng thịt vẫn không thể giúp ông hòa nhập lại vào cuộc sống bình thường của Trương Ba ngày xưa với những người thân xung quanh.
=> Từ cách đối xử của người thân trong gia đình đối với Trương Ba, có người thẳng thừng phủ nhận, cũng có người cảm thông với ông. Thế nhưng cuối cùng ông mới vỡ lẽ và cay đắng nhận ra, họ đều nghĩ rằng ông còn là là Trương Ba của ngày xưa, ông không còn là ông nữa, cũng không thể thân thiết, gần gũi với hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt xa lạ.
=> Chi tiết này trong truyện cũng đã đẩy bi kịch của nhân vật Trương Ba lên đến đỉnh điểm nên ông quyết định đi tìm Đế Thích để đòi lại bằng được thân xác cũ.
Bài văn mẫu phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt
Đến cuối cùng, ngay cả người thân và bản thân Trương Ba cũng không chấp nhận sống một cuộc đời “hồn một nơi xác một nẻo” vì ông nhận ra vad ý thức được rằng con người cần sống hài hòa về cả thể xác lẫn tâm hồn. Chỉ khi được là chính mình và sống có ý nghĩa thì mới được mọi người chấp nhận.
Lúc này, hồn Trương Ba mới thổ lộ thật với Đế Thích:” Tối muốn là tôi toàn vẹn”.
=> Cho thấy ông đã thông suốt được một điều, thà chỉ làm một linh hồn, không ai nhìn thấy, không thể tiếp xúc với mọi người, nhưng người thân vẫn nhớ đến ông với hình ảnh là Trương Ba còn sống của ngày xưa. Ông không muốn sống trong thể xác cồng kềnh, tầm thường, thấp hèn của anh hàng thịt mà phải bắt buộc người khác phải chấp nhận nhân cách thanh cao của mình.
Trương Ba không cần thân xác, không cần được sống lại bởi sống mà không được công nhận là chính mình, sống nhưng lại bị thể xác bên ngoài điều khiển mọi hoạt động như một tên đồ tể còn tính tình lại của một người nho nhã thì cũng không thể thuyết phục mọi người tin tưởng và chấp nhận được.
Vì vậy, Trương Ba mới trách Đế Thích:“Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.
Trương Ba nhận ra được sống có ý nghĩa là như thế nào, ông muốn sống hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn, sống không thấy hổ thẹn với bản thân. Ông cho rằng:”Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.
Cuối cùng Trương Ba quyết định chết đi, để trả lại thân xác cho anh hàng thịt, quyết định là linh hồn nhưng của Trương Ba đúng nghĩa. Tuy nhiên lúc này Đế Thích lại cho ông thêm một phép thử là cho Trương Ba thêm một cơ hội nhập vào xác của đứa trẻ tên Cu Tị cũng vừa mới chết, vì thân xác trẻ em trong sáng, thanh thuần, không như thể xác của anh hàng thịt.
Nhưng Trương Ba vẫn nhất mực từ chối vì ông quan niệm “trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”, hoàn toàn trái ngược với quan niệm của một vị thần như Đế Thích“tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong”, “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông”.
Xem thêm:
Văn mẫu phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt chi tiết, hay nhất
=> Sự khác biệt trong cách nghĩa của Trương Ba và Đế Thích đã cho thấy được rằng có những người mặc dù có nhiều quyền lực, có vị trí cao nhưng lại không được sống là chính mình, còn có những người chỉ là người phàm như Trương Ba, những người bình thường trong xã hội nhưng không gì cao quý hơn họ được sống đúng với bản thân, không dằn vặt, sống có ý nghĩa, sống vui vẻ, hạnh phúc.
Qua tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả Lưu Quang Vũ đã cho ta thấy được rằng cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hồn và xác cũng như cuộc chiến giữa nét đẹp bề ngoài và vẻ đẹp nội tâm trong cuộc sống. Đồng thời, tác giả cũng lên án đặc điểm chung của con người trong xã hội khi họ chỉ đánh giá cốt cách của một người vẻ ngoài của họ. Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn gửi gắm một điều rằng, điều đúng đắn và hạnh phúc nhất chỉ khi chúng ta được sống là chính mình, được hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn.
Hy vọng qua bài phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt, CungHocVui sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin và kiến thức cần thiết để học tập tốt hơn môn Ngữ Văn 12.
Copyright © 2021 HOCTAP247