Bài 1, 2, 3, 4 trang 104, 105 SGK Toán 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

1. Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.

2. Viết vào ô trống (theo mẫu)

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112(cm2)

 

 

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112(cm2)

 

 

3. Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:

                    P = (a+ b) x 2    (a và b cùng một đơn vị đo) 

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết:

a) a = 8cm ;   b = 3cm;

b) a = 10dm;  b = 5dm.

4. Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của miếng đất đó?

Hướng dẫn giải

1. 

Các cặp cạnh đối diện :

- Trong hình chữ nhật ABCD là : AB và CD, BC và AD.

- Trong hình bình hành EGHK là : EG và HK, GH và EK.

- Trong hình tứ giác MNPQ là : MN và PQ, NP và MQ.


2. 

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112(cm2)

14 x 13 = 182(dm2)

23 x 16 = 368(m2)

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112(cm2)

14 x 13 = 182(dm2)

23 x 16 = 368(m2)

3. 

a) Nếu a = 8cm ; b = 3cm thì chu vi hình bình hành là:

         P = (8 + 3) x 2 = 22 (cm)

b) Nếu a = 10dm;   b = 5dm thì chu vi của hình bình hành là:

         P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm)

4. 

Diện tích của mảnh đất là:

        40 x 25 = 1000 (dm2)

                            Đáp số : 1000 dm2

Copyright © 2021 HOCTAP247