Vật lý 7 Bài 13: Môi trường truyền âm

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Môi trường truyền âm

2.1.1.  Sự truyền âm trong chất khí.

a. Thí nghiệm

  • Khi gõ vào trống 1, quả cầu bấc treo gần trống 2 dao động.

  • Hiện tượng đó chứng tỏ mặt trống 2 dao động do âm đã được truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2 quamôi trường không khí. 

  • Biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 1.

b. Kết luận

  • Độ to của âm càng giảm khi ở càng xa nguồn âm

2.1.2. Sự truyền âm trong chất rắn

a. Thí nghiệm

  • Bạn A gõ nhẹ đầu bút chì xuống một góc bàn, sao cho bạn B đứng cuối bàn không nghe thấy, còn Bạn C áp tai xuống mặt bàn thì nghe rõ

b. Kết luận

  • Âm truyền đến tai qua môi trường chất rắn (gỗ).

2.1.3. Sự truyền âm trong chất lỏng

a. Thí nghiệm

  • Đặt nguồn âm vào trong cốc kín, treo lơ lửng cốc trong một bình nước, ta vẫn nghe được âm phát ra.

b. Kết luận

  • Âm truyền đến tai ta qua những môi trường: Khí, rắn, lỏng.

2.1.4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không

a. Thí nghiệm

  • Đặt một chuông điện trong 1 bình thuỷ tinh kín, ta vẫn nghe thấy tiếng chuông reo.

  • Hút dần không khí trong bình ra, ta thấy:

    • Không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe được càng nhỏ.

    • Khi trong bình hết không khí ta không nghe thấy tiếng chuông reo.

    • Nếu tiếp tục cho không khí vào bình ta lại nghe thấy tiếng chuông reo

b. Kết luận

  • Âm không truyền được qua môi trường chân không

Hay : Âm có thể truyền qua những môi trường rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không

2.1.5.  Vận tốc truyền âm

  • Vận tốc truyền âm trong 1 số chất ở  \({20^0}C\)

Không khí

Nước

Thép

340 m/s

1500 m/s

6100 m/s

  • Vận tốc truyền âm trong không khí nhỏ hơn trong nước, vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép

  • Vậy: 

    • Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

2.2. Tổng kết

Bài 1:

Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể trò chuyện với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Vì:

A. Âm truyền qua môi trường rắn

B. Âm truyền qua môi trường khí

C. Âm không truyền qua môi trường chân không

D. Cả 3 ý trên

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Bài 2:

Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì:

A. Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng

B. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác

C. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác

D. Những người thích câu cá là những người thích sự yên lặng

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án C.

  • Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác

4. Luyện tập Bài 13 Vật lý 7

Qua bài giảng Môi trường truyền âm này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.

  • Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: Rắn, lỏng, khí.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 6- Câu 14: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Môi trường truyền âm

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C10 trang 39 SGK Vật lý 7

Bài tập 13.1 trang 30 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.2 trang 30 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.3 trang 30 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.4 trang 30 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.5 trang 30 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.6 trang 30 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.7 trang 31 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.8 trang 31 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.9 trang 31 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.10 trang 31 SBT Vật lý 7

Bài tập 13.11 trang 31 SBT Vật lý 7

5. Hỏi đáp Bài 13 Chương 2 Vật lý 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247