NHẬN XÉT
1. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung.
Có 3 câu hỏi: - Sao chú mày nhát thế?
- Nung đấy ạ?
- Chứ sao?
2. Hai câu hỏi của ông Hòn Rấm không hề được dùng để hỏi về điều chưa biết. Thực ra câu hỏi: Sao chú mày nhát thế? là để chê trách cu Đất. Câu hỏi sau: Chứ sao? là để khẳng định nhấn mạnh là đất có thể nung trong lửa được
3. Câu hỏi chỉ để yêu cầu các cháu nói nhỏ hơn.
LUYỆN TẬP
1. Các câu hỏi đã cho được dùng để:
a. Mẹ yêu cầu con nín khóc.
b. Thể hiện sự chê trách.
c. Chị chê em vẽ ngựa không giống.
d. Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ
2. Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho
a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện không?
b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?
c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?
d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?
3. Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:
a. Tỏ thái độ khen chê:
Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?. Về em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức qúa kêu lên: “Sao em lại phá thể nhỉ?”
b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: “Đánh đàn cũng hay đấy chứ?” Thấy vậy bạn em bĩu môi: “Đánh đàn thì hay gì?”
c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: “Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không?”
Copyright © 2021 HOCTAP247