Trang chủ Lớp 9 Vật lý Lớp 9 SGK Cũ Chương 2: Điện Từ Học Vật lý 9 Bài 39: Tổng kết chương II Điện Từ Học

Vật lý 9 Bài 39: Tổng kết chương II Điện Từ Học

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. 

  • Nam châm có mấy cực? Là những cực nào?
  • Tương tác giữa các cực như thế nào?

Trả lời.

  • Nam châm có hai cực. Khi để tự do cực luôn chỉ về phía Bắc gọi là cực Bắc (N), cực còn lại là cực Nam (S)
  • Các cực cùng tên thì đẩy nhau. Các cực khác tên thì hút nhau.

Câu 2. 

Nêu cách nhận biết từ trường?

Trả lời.

Cách nhận biết: Dùng nam châm thử (một kim nam châm có thể quay tự do quanh một trục). Đặt nam châm thử vào trong không gian cần xác định, nếu nam châm thử nệch khỏi hướng Bắc - Nam (do tác dụng của lực từ) thì không gian đó có từ trường.

Câu 3.

Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải?

Trả lời.

Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 4. 

Nêu cấu tạo của nam châm điện? Lõi sắt non có vai trò gì trong nam châm điện?

Trả lời.

Cấu tạo:

  • Nam châm điện gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt non.
  • Lõi sắt non có vai trò làm tăng tác dụng từ của nam châm. 

Câu 5. 

Kể một số ứng dụng của nam châm?

Trả lời.

Một số ứng dụng của nam châm điện:

  • Loa điện
  • Rơle điện từ 
  • Cần cẩu điện dùng để di chuyển các đồ vật bằng vật liệu sắt từ. 

Câu 6. 

Phát biểu quy tắc bàn tay trái để xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dấn có dòng điện chay qua đặt trong từ trường?

Trả lời.

Đặt bàn tay trái sao cho đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.

Câu 7. 

Nêu cấu tạo của động cơ điện một chiều?

Trả lời.

Cấu tạo:

  • Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn.
  • Ngoài ra, để khung dây có thể quay liên tục còn phải có bộ góp điện gồm 2 vành bán khuyên và 2 thanh quét để đổi chiều dòng điện chạy qua khung dây.

Câu 8. 

  • Dòng điện xoay chiều là gì? 
  • Phân biệt dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều?

Trả lời.

  • Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi
  • Phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều:
    • Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều không đổi. 
    • Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều.

Câu 9. 

Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều bằng dụng cụ gì? 

Trả lời.

Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế xoay chiều. 

Câu 10. 

Nêu công thức tính công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa và nêu cách làm giảm hao phí đó tối ưu nhất?

Trả lời.

Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện:

Php=\(P^2 . R \over U^2\)
 Biện pháp để làm giảm hao phí trên đường dây tải điện tối ưu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện 

Câu 11. 

Nêu cấu tạo của máy biến thế? Viết công thức máy biến thế. Khi nào gọi là máy tăng thế? khi nào gọi là máy giảm thế?

Trả lời.

  • Cấu tạo: Gồm hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau quấn trên một lõi bằng thép có pha silic. 
  • Công thức:

    k = \(U_1\over U_2\) = \(N_1 \over N_2\)

  • Ta có : \(N_1 \over N_2\) (gọi là hệ số máy biến thế)
  • Nếu k > 1 (tức U1>U2 hay N1>N2) là máy hạ thế.
  • Nếu k < 1 (tức U12 hay N12 ) là máy tăng thế.

Bài 1.

Người ta dùng một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp gồm 500 vòng, cuộn thứ cấp có 50 000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện 1 000 kW. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2000V. Hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là:

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức:

k = \(U_1\over U_2\) = \(N_1 \over N_2\) suy ra: U2= \(U_1 N_2\over N_1\)\(2000.50000 \over 500\)= 1000000 V= 1000KV

Bài 2.

Vì sao khi núm đinamô quay, đèn lại sáng?

Hướng dẫn giải:

Vì trong đinamô xe đạp có nam châm và cuộn dây dẫn kín, khi nam châm quay trước cuộn dây làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín, đèn sáng

4. Luyện tập Bài 39 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Tổng kết chương II: Điện Từ Học cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 2.

  • Vận dụng được một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề ( Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 105 SGK Vật lý 9

Bài tập C2 trang 105 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 105 SGK Vật lý 9

Bài tập C4 trang 105 SGK Vật lý 9

Bài tập C5 trang 105 SGK Vật lý 9

Bài tập C6 trang 105 SGK Vật lý 9

Bài tập C7 trang 105 SGK Vật lý 9

Bài tập C8 trang 106 SGK Vật lý 9

Bài tập C9 trang 106 SGK Vật lý 9

Bài tập C10 trang 106 SGK Vật lý 9

Bài tập C12 trang 106 SGK Vật lý 9

Bài tập C13 trang 106 SGK Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 39 Chương 2 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247