1. Cách đọc
- Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Diễn cảm thể hiện niềm xúc động trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng vừa khoáng đạt của bức tranh vùng cao.
2. Nội dung:
Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao - nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
Lời giải chi tiết
1. Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
Trả lời:
Địa điểm trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì nơi đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
2. Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
Trả lời:
Qua màn sương khói huyền ảo, từ cổng trời nhìn ra có thể thấy cả một không gian bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những thung lũng lúa đã chín vàng màu mật ong, khoảng trời bồng bềnh mây trôi gió thoảng. Xa xa, thác nước trắng đổ từ triền núi cao xuống vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi mình xuống đáy nước. Không gian thật nguyên sơ, ta như bước vào cõi mơ.
3. Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
Trả lời:
Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đang đi lên trời, bước vào thế giới huyền ảo của truyện cổ tích.
4. Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
Trả lời:
Cảnh rừng sương gió ấm lên bởi có hình ảnh con người. Ai nấy tất bật rộn ràng vì công việc, người Tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáng, người Dao đi tìm măng hái nấm, tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.
Copyright © 2021 HOCTAP247