Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 8 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa- tuần 8- soạn tiếng việt 5

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa- tuần 8- soạn tiếng việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Trong những từ in đậm sau đây, từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?

a. Chín

   - Lúa ngoài đồng đã chín vàng

   - Tổ em có chín học sinh

   - Nghĩa cho chín rồi hãy nói

b. Đường

   - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt

   - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.

   - Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp

c. Vạt

   - Những vạt nương màu mật

     Lúa chín ngập lòng thung

                                           Nguyễn Đình Ánh

  - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

  - Những người Giáy, người Dao

    Đi tìm măng, hái nấm

    Vạt áo chàm thấp thoáng

    Nhuộm xanh cả nắng chiều

                                   Nguyễn Đình Ánh

 

Câu

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Tổ em có chín học sinh.

         x

 

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.

 

         x

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.

        x

 

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

        x

 

- Những vạt nương màu mật

   Lúa chín ngập lòng thung.

- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

      x

 

- Những vạt nương màu mật

   Lúa chính ngập lòng thung.

Vạt áo chàm thấp thoáng

   Nhuộm xanh cả nắng chiều.

 

          x

Giải thích :

   - Từ chín trong câu “Tổ em có chín học sinh” (chín học sinh) chỉ số lượng. Chín trong câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” (lúa chín), chỉ ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất đến mức thu hoạch được. Vì vậy từ "chín" trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

   - Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là ở mức đầy đủ).

   - Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong “Các chú công nhân đang chữa đường dây điện” chỉ đường dây liên lạc. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

   - Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong câu “Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp” chỉ đường giao thông đi lại. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì có nghĩa hoàn toàn khác nhau).

   - “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài. Còn từ vạt trong câu “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre” (vạt nhọn) chỉ hành động đẽo xiên. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau). 

   - “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài “Vạt áo chàm thấp thoáng; Nhuộm xanh cả nắng chiều” từ vạt trong câu chỉ thân áo hình dải dài. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là vạt có hình dải dài).

Câu 2. Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào?

a.      Mùa xuân là tết trồng cây

 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

b. Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” (…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

Câu

Nghĩa của từ “xuân”

a) Mùa xuân (1) là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.(2)

 

 

 

b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” (...) khi người ta đã ngoài 70 xuân (3), thì tuổi càng cao, sức khỏe càng thấp.

xuân (1) - Chỉ thời tiết. “Mùa xuân” là mùa đầu tiên trong bốn mùa.

xuân (2) Có nghĩa là tươi đẹp.

 

xuân (3) - Chỉ tuổi tác của con người.

Câu 3. Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng:

a. Cao

   - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.

   - Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

b. Nặng

   - Có trọng  lượng lớn hơn mức bình thường

   - Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

c. Ngọt

   - Có vị như vị của đường, mật.

   - (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.

   - (Âm thanh) nghe êm tai

Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên

Từ

Nghĩa của từ

Đặt câu phân biệt các nghĩa của từ

a) Cao

- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.

- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

- Hà An mới học lớp Bốn mà nhìn em đã cao lắm rồi.

 

- Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở trường em rất cao.

b) Nặng

- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

- Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng tay.

 

- Cô giáo em không bao giờ nói nặng học sinh.

c) Ngọt

- Có vị như vị của đường, mật.

- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.

- (Âm thanh) nghe êm tai.

- Em thích ăn bánh ngọt.

- Mẹ hay nói ngọt khi cho em bé ăn.

- Tiếng đàn bầu cất lên nghe thật ngọt.

Copyright © 2021 HOCTAP247