Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Tuần 10. Ôn tập giữa học kì I - Tiếng Việt 5 Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 trường TH Trần Hưng Đạo

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 trường TH Trần Hưng Đạo

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

xin gửi tới các em Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 trường TH Trần Hưng Đạo (Có đáp án chi tiết). Mời các em theo dõi!

A. KIỂM TRA ĐỌC (10Đ)

    I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu).

    II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm)

   2.1. Đọc thầm bài văn: "Những con sếu bằng giấy" SGK TV 5 tập 1 trang 36,37.

   2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

1. Xa – xa – cô bị nhiễm phóng xạ khi nào? (1 đ)

   a. Khi Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

   b. Khi Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Việt Nam.

   c. Khi em còn rất bé.

   d. Khi em đã lớn.

2. Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu sau Xa – xa – cô mới mắc bệnh? (1 đ)

   a. Sau 5 năm.

   b. Sau 10 năm.

   c. Sau 15 năm.

   d. Sau 20 năm.

3. Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? (1 đ)

   a. Ngày ngày phải đi bệnh viện .

   b. Ngày ngày phải gấp sếu bằng giấy.

   c. Ngày ngày phải uống thuốc.

   d. Ngày ngày phải tập luyện thể thao.

4. Nội dung của bài "Những con sếu bằng giấy" là gì? (1 đ)

   a. Tố cáo tội ác của chiến tranh phi nghĩa.

   b. Tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân và bày tỏ khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

   c. Kể lại câu chuyện một cô bé gấp ngàn cánh hạc để chiến thắng bệnh tật.

   d. Kể lại câu chuyện về cô bé gấp hạc bằng giấy để ước nguyện.

5. Từ trái nghĩa với “hòa bình” là: ……………………………….. (0,5đ)

6. Từ “mắt” trong câu: “Đôi mắt của em bé long lanh như hai giọt nước.” mang nghĩa gì? (0,5đ)

   a. Nghĩa gốc.

   b. Nghĩa chuyển.

   c. Nghĩa bóng.

   d. Nghĩa phụ.

7. Gạch chân chủ ngữ trong câu sau: (1 đ)

   - Mười năm sau, em lâm bệnh nặng.

8. Đặt câu có từ “đậu” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 đ)

    B. KIỂM TRA VIẾT (10Đ)

   I. Viết chỉnh tả (2 điểm)

(Nghe - viết) bài: Kì diệu rừng xanh (SGK TV lớp 5, tập 1 trang 76) Viết đoạn đầu: “Loanh quanh trong rừng ….. lúp xúp dưới chân.”

   II. Tập làm văn : (8điểm) Chọn một trong hai đề sau:

   1. Em hãy tả một cảnh đẹp mà em đã được đến thăm.

   2. Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.

 

BIỂU ĐIỂM

    A. KIỂM TRA ĐỌC : (10Đ)

   I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

   - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm

   - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm

   - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm

   II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

1. Xa – xa – cô bị nhiễm phóng xạ khi nào? (1 đ)

   a. Khi Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

2. Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu sau Xa – xa – cô mới mắc bệnh? (1 đ)

   b. Sau 10 năm.

3. Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? (1 đ)

   b. Ngày ngày phải gấp sếu bằng giấy.

4. Nội dung của bài "Những con sếu bằng giấy" là gì? (1 đ)

   b. Tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân và bày tỏ khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

5. Từ trái nghĩa với “hòa bình” là: chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn. (0,5đ)

6. Từ “mắt” trong câu: “Đôi mắt của em bé long lanh như hai giọt nước.” mang nghĩa gì? (0,5đ)

   a. Nghĩa gốc.

7. Gạch chân chủ ngữ trong câu sau: (1 đ)

   - Mười năm sau, em lâm bệnh nặng.

8. Đặt câu có từ “đậu” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 đ)

   Anh Minh mới thi đậu đại học y dược. Hôm qua em được ăn xôi đậu xanh.

    B. KIỂM TRA VIẾT : (10Đ)

   I. Viết chính tả : ( 2đ)

   - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 1 điểm.

   - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm.

* Lưu ý : Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

   >>> Xem thêm: Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa kì 1 môn Tiếng Việt trong SGK

   II - Tập làm văn : (8đ)

   1. Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

   2. Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.

   - Viết được một bài văn tả cảnh đẹp hoặc tả ngôi nhà có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cảnh đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

   - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

   - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

   - Điểm thành phần được chia như sau:

      + Mở bài: 1 điểm.

      + Thân bài : 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).

      + Kết bài: 1 điểm.

      + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

      + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm.

Mong rằng Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2019 sẽ giúp các em có sự chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.

Chúc các em đạt kết quả cao!

Các từ khóa khác

  • đề thi giữa kì 1 môn tiếng việt lớp 5
  • đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn tiếng việt năm 2019
  • đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn tiếng việt 2019

 

Copyright © 2021 HOCTAP247