Đề bài: Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có kí ức là thước đo chính xác nhất tình cảm của con người. Bây giờ, tuy tôi đã học lớp cuối của bậc tiểu học, sắp sửa từ biệt mái trường thân yêu này, xa các thầy cô giáo của mình để bước tiếp vào bậc trung học. Nhưng với quãng thỡi gian năm năm học ở đây tôi đã có biết bao những kỉ niệm về những thầy cô giáo đã dạy dỗ mình. Mỗi lần nghe ai gọi tên Nhung là tôi khẽ giật mình, bởi một lẽ rất tự nhiên, đó là tên của cô giáo đã dạy tôi trong những ngày đầu chập chững cắp sách đến trường.
Cô giáo tôi có tên nghe thật đẹp: Hoàng Thị Cẩm Nhung, cô là người mẹ dịu hiền đáng yêu nhất trong những ngày tháng tôi học lớp một. Bởi thế mà mỗi lần nghĩ về các thầy cô giáo thì kí ức tôi lại hiện lên hình ảnh cô giáo Nhung với bao kỉ niệm đẹp và đáng yêu nhất.
Với dáng người thon thả, mái tóc dài đen mượt, dù mới gặp hay đã quen thân ai cũng đều phải trầm trồ khen đẹp. Quê tôi, vốn là một vùng quê xa trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh, giáo viên đến lớp không mặc áo dài thướt tha lộng lẫy như bây giờ. Dẫu thế, trong chiếc áo bà ba trắng, cô vẫn duyên dáng, mượt mà, đáng yêu làm sao! Ngày đó, khi lần đầu vào lớp một, tôi sợ hoảng lên không chịu vào, mẹ và cô dỗ mãi tôi mới chịu nghe. Trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó chỉ nghĩ rằng: Cô giáo phải là một người dễ sợ lắm, với cái thước trong tay sẽ đánh vào bất cứ đứa nào nghịch ngợm làm trái ý cô. Nhưng không, thời gian dần dà đã làm tán biến mọi ý nghĩ vớ vẩn ấy của tôi. Vẫn là cô giáo Nhung như buổi đầu hiền lành và phúc hậu, với khuôn mặt trái xoan, hai má bầu như lúc nào cũng hồng hào như đước thoa phấn. Cái mũi dọc dừa thanh tú trông đã tây tây, lại cộng thêm đôi mắt to và hơi sâu nữa nhìn chẳng khác nào một cô giáo Tây, đẹp và sắc sảo. Mãi đến sau này tôi mới biết. Người ta gọi đó là đôi mắt phượng bởi nó trong và sáng quá. Thích nhất vẫn là ánh mắt nhìn cuả cô dành cho tụi nhỏ chúng tôi rất trìu mến và bao dung. Mỗi lần ai đó không thuộc bài hay mắc một lỗi lầm gì đấy, chỉ cần ánh nhìn của cô là chúng tôi không thể nói dối được nữa .Đôi mắt ấy biết nói, biết xoa dịu vỗ về, biết khơi dậy niềm vui, biết hướng chúng tôi đến với những ước mơ, hoài bão, đến với cái thiện cái mĩ của cuộc đời. Dưới vầng trán cao thông minh ấy là đôi chán mày vòng nguyệt cân đối và trang nhã, tạo cho khuôn mặt một vẻ đẹp thanh tú. Mỗi lần nhìn cô, tôi ngây thơ nghĩ rằng: Giá như mình chỉ hao hao giống cô dù chỉ một vài nét thôi cùng thích lắm rồi. Cô là thần tượng của tôi lúc đó và bây giờ cũng thế.
Nghe cô giảng bài thì thật thích thú. Sức hấp dẫn của bài giảng không chỉ ớ độ chính xác của kiến thức mà còn ở chất giọng trong trẻo mượt mà của cô. Lúc thì cao vút như tiếng Họa Mi buổi sáng, lúc trầm ấm thướt tha như tiếng chuông chùa chiều tối. Mỗi lần nghe cô đọc thơ, tôi có cảm giác y như trong bài thơ của Trần Đăng Khoa vậy: “Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra”.
Cô rất tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Sáng nào đến lớp, có khi rất sớm, tôi cùng đã thấy cô đến tự bao giờ. Cô quét dọn lớp học đê đón tụi nhỏ chúng tôi. Suốt cả năm học, chưa bao giờ cô tỏ thái đô cáu gắt với bất kì một ai trong mỗi chúng tôi, ngay cả những khi chúng tôi không thuộc bài. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chất chứa những yêu thương của người mẹ hiền yêu quí. Những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi chúng tôi phần nhiều được khơi nguồn ẩ những bước đi ban đầu mà cô giáo cẩm Nhung là người hướng đạo.
Có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như một nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyến đưa khách sang sông”. Riêng tôi, tôi không bao giờ quên được người mẹ thứ hai đã cho tôi những gì đẹp đẽ nhất của đạo lí làm người, của trí thức khoa học trong những bước đi đầu tiên ấy.
Văng vẳng đâu đây lời ca của một nhạc phẩm “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Cô yêu em vô hạn, dạy dỗ em ngày tháng, ôi, yêu biết bao nhiêu! Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương!” Vâng! Đúng thế. Làm sao tôi quên dược người mẹ đầu tiên đã mở cửa tâm hồn mình để đón ánh hào quang kì diệu của cuộc đời: Cô Hoàng Thị cẩm Nhung!
Copyright © 2021 HOCTAP247