Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang.
Sóng mang thường dùng là các sóng điện từ cao tần.
Để sóng mang truyền tải được những thông tin có tần số âm, người ta thực hiện:
Dùng micrô để biến dao động âm thành dao động điện cùng tần số. Dao động này ứng với một sóng điện từ gọi là sóng âm tần
Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần với sóng mang. Việc làm này được gọi là biến điệu sóng điện từ. Sóng mang đã được biến điệu sẽ truyền từ đài phát đến máy thu
Ở nơi thu phải dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa.
Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuếch đại chúng bằng các mạch khuếch đại.
Một máy phát thanh vô tuyến đơn giản gồm năm bộ phận cơ bản sau:
Micrô: Tạo ra dao động điện âm tần.
Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát dao động điện từ tần số cao(cỡ MHz).
Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần
Mạch khuếch đại: Khuyếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.
Anten phát: Tạo ra sóng điện từ cao tần lan truyền trong không gian.
Một máy thu thanh vô tuyến đơn giãn gồm năm bộ phận cơ bản sau:
Anten thu: Thu sóng điện từ từ cao tần biến điệu.
Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần: Khuyếch đại dao động điện từ cao tần từ anten gởi tới.
Mạch tách sóng: Tách DĐĐT âm tần ra khỏi DĐĐT cao tần.
Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần: Khuyếch đại dao động điện từ cao tần đã tách sóng.
Loa: Biến dao động điện thành dao động âm.
Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz = 1kHz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là ?
\(f\) cao tần = 800 kHz, \(f\) âm tần = 1kHz
→\(f\) cao tần = N\(f\)âm tần
→Dao động cao tần thực hiện N = 800 dao động
Cho biết tần số của các loại sóng này: Sóng trung, Sóng ngắn, Sóng cực ngắn
Sóng trung: l = 600m, \(f\) = 500kHz
Sóng ngắn: l = 10m, \(f\)= \(3.10^7Hz\) (30MHz)
Sóng cực ngắn: l =1m, \(f\)= \(3.10^8Hz\) (300MHz).
Trong việc nào sau đây người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin?
A. Nói chuyện bằng điện thoại bàn.
B. Xem truyền hình cáp.
C. Xem băng Video.
D. Điều khiển Tivi từ xa.
Xem Video giải BT Bài 23 trang 119 SGK Vật lý 12 tại: https://www.youtube.com/watch?v=Mwa3r7ClGbY&index=4&list=PLb86fQcyLH4TFmmHHO09-Il6RWTS4Ga0T
Qua bài giảng Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.
Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 5- Câu 12: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 12 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 23.1 trang 60 SBT Vật lý 12
Bài tập 23.2 trang 60 SBT Vật lý 12
Bài tập 23.3 trang 60 SBT Vật lý 12
Bài tập 23.4 trang 60 SBT Vật lý 12
Bài tập 23.5 trang 60 SBT Vật lý 12
Bài tập 23.6 trang 60 SBT Vật lý 12
Bài tập 23.7 trang 60 SBT Vật lý 12
Bài tập 23.8 trang 61 SBT Vật lý 12
Bài tập 23.9 trang 61 SBT Vật lý 12
Bài tập 23.10 trang 61 SBT Vật lý 12
Bài tập 1 trang 138 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bài tập 2 trang 138 SGK Vật lý 12 nâng cao
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Copyright © 2021 HOCTAP247