Câu 1. Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng
Có thể nêu những ý sau đây:
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách nay khoáng 4000 năm. Văn Lang là tên nước Việt Nam từ ngàn xưa. Lúc lên thăm Đền Hùng, Bác Hồ căn dặn các chú bộ đội: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì vậy các em phải biết các vua Hùng là những người có công dựng nước. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trướng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, tự vị 2621 năm (từ năm Nhâm Tuất 2879 trước Công Nguyên đến năm 258 trước Công Nguyên).
Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
Đó là những từ ngữ:
- Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ.
- Những cánh bướm dập dờn bay lượn.
- Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sừng, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm sáu thế kỉ, giếng Ngọc trong xanh.
Những từ ngữ ấy cho ta thấy, cảnh vật ở Đền Hùng thật hùng vĩ, tráng lệ hấp dẫn khách thập phương.
Câu 3: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kế tên các truyền thuyết đó.
Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc như:
- Địa danh núi Ba Vì gợi cho em nhớ đến truyện Sơn Tinh, Thủy Tình (câu chuyện về sự nghiệp dựng nước).
- Địa danh Sóc Sơn gợi cho em nhớ đến truyện Thánh Gióng nơi chàng trai Phù Đổng sau khi dẹp xong giặc Ân, phi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn tạm biệt mẹ già và dân làng để bay về trời.
Câu chuyện kế về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Hình ảnh cái cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc gợi cho em nhớ về truyền thuyết An Dương Vương. Đây là truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước, giừ nước và bài học nêu cao tinh thần cánh giác trong lịch sử chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của tổ tiên ta.
Câu 4. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."
Câu ca dao gợi cho em suy nghỉ về lời nhắn gửi của người xưa. Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, đã là con cháu Lac Hồng thì không được phép quên ngày Giỗ tổ, không được quên cội nguồn. Bởi đó là sự biểu hiện của truyền thống yêu nước, yêu quê cha đất tổ, luôn hướng về cội nguồn ciia con người Việt Nam ta “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Copyright © 2021 HOCTAP247