Tập đọc: Cửa sông- soạn tiếng việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói vể nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

   Để nói về nơi sông chảy ra biển trong khổ thơ dầu, tác giả đã dùng nhưng từ ngữ sau:

   + Là cửa nhưng không then khóa.

   + Cũng không khép lại bao giờ.

   - Cách giới thiệu ấy rất đặc biệt, rất hay: Cũng là cửa nhưng không phải giống cái cửa (như cửa số, cửa chính của cái nhà) bình thường khác, bơi nó không có then, có khóa và không khép lại bao giờ. Cái cửa ấy chính là cái cửa sông. Tác giả đã sử dụng hình thức ẩn dụ nên rất độc đáo.

Câu 2. Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

   Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm rất đặc biệt. Vì cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại đắp lên những bâi bồi, nơi nước ngọt ùa ra biển, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt của những dòng sông từ đầu nguồn đổ xuống, hòa với nước mặn cua biển cả tạo thành vùng nước lợ, nơi cá tôm hội tụ, nơi những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng, nơi những con tàu ngân lên khúc giã từ và cũng là nơi tiễn đưa người ra khơi đánh cá.

Câu 3. Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn?

   Phép nhân hóạ ở khổ thơ cuối như: “Dù giáp mặt cùng biển rộng; Cửa sông chẳng dứt cội nguồn; Bỗng... nhớ một vùng núi non”  giúp tác giả bộc lộ được tình cảm, tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn nơi phát sinh ra dòng nước - luôn nhớ về nguồn cội của mình.

Copyright © 2021 HOCTAP247