Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Phần I. Trắc nghiệm (3.0đ) Khoanh tròn vào chữ cái...

Phần I. Trắc nghiệm (3.0đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án mà em cho là đúng nhất. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Việt Nam đất nước ta ơi Mê

Câu hỏi :

Phần I. Trắc nghiệm (3.0đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án mà em cho là đúng nhất. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. (Trích Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận. Câu 2. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn D. Lục bát. Câu 3. Dòng nào sau đây là từ láy? A. Mênh mông, rập rờn B. Mênh mông, rập rờn, bay lả C. Mênh mông, rập rờn, mây mờ D. Mênh mông, rập rờn, sớm chiều Câu 4. Dòng nào sau đây chỉ toàn từ ghép? A. Mênh mông, đất nước, Việt Nam B. Rập rờn, đất nước, Việt Nam C. Việt Nam, đất nước, Trường Sơn D. Mênh mông, mây mờ, Trường Sơn Câu 5. Câu nào trình bày đúng nhất về nội dung chính của đoạn thơ. A. Đoạn thơ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên đất nước Việt Nam, đồng thời tác giả gửi gắm tình yêu và niềm tự hào của mình về đất nước quê hương. B. Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú; con người Việt Nam thủy chung, tình nghĩa, khéo léo, tài hoa… C. Thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó của con người Việt Nam với đất nước. D. Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và con người của đất nước Việt Nam. Câu 6. Đoạn thơ trên giúp em liên tưởng đến chủ đề ca dao, dân ca nào? A. Những câu hát về tình cảm gia đình B. Những câu hát than thân C. Những câu hát châm biếm D. Những câu hát về tình yêu, quê hương, đất nước, con người. Câu 7. Câu nào có đại từ giống với đại từ trong câu “Mình đã suy nghĩ rất nhiều”? A. Mình về mình có nhớ ta? B. Mình đi mình lại nhớ mình C. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu D. Đường xa thì thật là xa – Nhờ mình làm mối cho ta một người Câu 8. Đoạn thơ trên có mấy hình ảnh thơ được nói đến? A. Ba hình ảnh thơ B. Năm hình ảnh thơ C. Bốn hình ảnh thơ. D. Sáu hình ảnh thơ Câu 9. Cụm từ“bay lả rập rờn” là cụm: A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Cụm chủ vị Câu 10. Từ “ta” trong câu“Việt Nam đất nước ta ơi” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Phó từ C. Đại từ D. Quan hệ từ

Lời giải 1 :

Câu `1`. Phương thức biểu đạt chính của thơ luôn là biểu cảm.

`->` Đáp án: `C`.

Câu `2`. Đoạn thơ trên viết theo thể lục bát, dựa vào yếu tố câu sáu câu tám.

`->` Đáp án: `D`.

Câu `3`. Đáp án `B`, `C`, `D` đều có một từ là không phải từ láy: Mây mờ, bay lả, sớm chiều.

`->` Đáp án: `A`.

Câu `4`. Đáp án `A`,`B`, `D` đều có một từ là từ láy: mênh mông, rập rờn, mênh mông.

`->` Đáp án: `C`.

Câu `5`. Nội dung: Đoạn thơ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên đất nước Việt Nam, đồng thời tác giả gửi gắm tình yêu và niềm tự hào của mình về đất nước quê hương. ( đáp án đúng và chi tiết nhất )

`->` Đáp án: `A`. 

Câu `6`. Đoạn trên giúp em liên tưởng về quê hương, về tình cảm bao la giản dị ấm áp.

`->` Đáp án: `D`.

Câu `7`. Đại từ giống là đại từ hỏi: Mình về mình có nhớ ta?

`->` Đáp án: `A`.

Câu `8`. Đoạn thơ trên có Việt Nam, Biển lúa, Trời, Cánh cò, Mây, Trường Sơn.

`->` Đáp án: `D`.

Câu `9`. Cụm từ bay lả rập rờn là cụm động từ vì bay là hoạt động của chim.

`->` Đáp án: `C`.

Câu `1``0`. Từ ta trong câu trên thuộc đại từ, làm chủ được rằng đất nước Việt Nam của chúng ta ơi.

`->` Đáp án: `C`. 

Thảo luận

-- Gắt thế=<<<

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247