Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 “… Tôi nghe thầy Ha-men bảo tôi: - Phrăng ạ,...

“… Tôi nghe thầy Ha-men bảo tôi: - Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… con thấy đó. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “Chà! Còn

Câu hỏi :

“… Tôi nghe thầy Ha-men bảo tôi: - Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… con thấy đó. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến… Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!…” Dù thế nào, thì Phrăng tội nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách. …Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…” 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? PTBĐ chính của văn bản là gì? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản? 2. Nhân vật tôi trong văn bản là ai? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể đó có vai trò gì? 3. Trong đoạn trích trên, tình yêu tiếng nói dân tộc của thầy Ha-men được thể hiện qua những chi tiết nào? Em hãy chỉ rõ những chi tiết đó. 4. Em hiểu như thế nào về câu nói: “..khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…” 5. Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu ý nghĩa câu nói sau của thầy Ha-men và rút ra bài học cho bản thân: “Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến… Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!…”

Lời giải 1 :

1. Văn bản: Buổi học cuối cùng

    Hoàn cảnh: sau chiến tranh Pháp- Phổ 1870-1871, Pháp thua trận, An-dát và Lơ-ren, Pháp nhập vào Phổ, hai vùng bị buộc phải học tiếng Đức 🇩🇪. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát

2 Nhân vật "tôi": cậu bé Phrăng

  Ngôi kể: thứ nhất

  Vai trò : khiến cho câu chuyện chân thật hơn

                 dễ bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng nhân vật

3 Chi tiết: người tái nhợt, ko nói hết câu

4↓ Hình Ảnh

5         Bài làm

Câu nói của thầy Ha-men thể hiện lòng yêu nước sâu sắc. Khi chúng ta vẫn giữ được tiêng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tùvà khi chúng ta yêu tiếng nói dân tộc thì đã thể hiện lòng yêu nước của mình. Điều này chứng tỏ tiếng nói dân tộc sẽ giữ và nắm được nền độc lập-tự do. Câu nói trên cũng thể hiện ý nghĩa tư tưởng của truyện, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh dành độc lập tự do.

image

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247