Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Hãy viết đoan văn nghị luận về Ước nguvện cống...

Hãy viết đoan văn nghị luận về Ước nguvện cống hiến trong khổ 4 bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và khổ 4,5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải 

Câu hỏi :

Hãy viết đoan văn nghị luận về Ước nguvện cống hiến trong khổ 4 bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và khổ 4,5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải 

Lời giải 1 :

 ĐÂY LÀ BÀI VĂN THAM KHẢO MỘT CHÚT CÒN LẠI MÌNH LÀM ĐƯỢC

Trong văn học hiện đại, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã thể hiện mong muốn được cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước thông qua các tác phẩm của mình. Trong số các tác phẩm ấy, có thể nói khổ bốn bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương và khổ bốn, năm bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện mong muốn ấy một cách độc đáo, sâu sắc nhất. Vậy ta có suy nghĩ gì về ước nguyện cống hiến của hai nhà thơ trong các đoạn thơ ấy?

Ở “Viếng lăng Bác, nếu khổ một miêu tả hàng tre bên lăng Bác, khổ hai miêu tả mặt trời và đoàn người đến viếng lăng Bác, khổ ba miêu tả cảnh Bác nằm trong giấc ngủ bình yên thì khổ bốn thể hiện ước nguyện của tác giả qua việc miêu tả cảnh vật xung quanh lăng:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ”

Bằng việc liệt kê các hình ảnh chọn lọc “con chim”, “đoá hoa”, “cây tre”, điệp ngữ “Muốn làm” và nhịp thơ nhanh, đoạn thơ đã thể hiện ước nguyện cống hiến của tác giả. Đây là những hình ảnh ẩn dụ đẹp thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm “con chim” đem lại niềm vui cho Bác, làm “đoá hoa” điểm tô cho lăng Bác và làm “cây tre” hoà nhập vào hàng tre bát ngát trước lăng Bác. Ở đây ta thấy có sự kết cấu đầu đuôi tương ứng: bài thơ mở ra bằng hình ảnh “hàng tre” và kết thúc bằng hình ảnh “cây tre trung hiếu”. “Cây tre trung hiếu” thể hiện mong muốn của tác giả được “trung với nước, hiếu với dân” như lời Bác dạy. Đây cũng là lời hứa của tác giả trước anh linh của Bác, hứa sẽ luôn giữ phẩm chất, cốt cách người Việt Nam, hứa sẽ sống như Bác và đi tiếp con đường cách mạng của Bác. Tác giả nói lên ước muốn cùa mình, hay phải chăng đã nói hộ ước muốn của tất cả chúng ta?

Còn ở bài “Mùa xuân nho nhỏ”, nếu khổ một miêu tả cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân thiên nhiên xứ Huế, khổ hai, ba nói về cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước thì ở khổ bốn, tác giả đã nói lên ước nguyện chân thành:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến ”

Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, tha thiết, các hình ảnh chọn lọc “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” và điệp ngữ “ta làm”, khổ thơ trên đã thể hiện ước nguyện cống hiến của Thanh Hải. Nhà thơ muốn làm “con chim” để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người, muốn làm “cành hoa” là muốn đem lại những gì đẹp nhất cho đời, muốn làm “nốt trầm” là muốn hoà nhập với cuộc đời chung, vì cuộc sống là một bản hoà ca mà mỗi người trong đó đều là một nốt nhạc phải sống trong bản hoà ca đó, không thể lỗi nhịp được. Nhưng tác giả chỉ vì mình như một nốt trầm thôi. Nốt trầm ấy tuy nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng để làm bản hoà ca trở nên du dương, làm xao xuyến lòng người. Tất cả đã thể hiện rằng tác giả muốn sống đẹp, muốn cống hiến những điều tốt đẹp nhất dù là nhỏ bé, sống với tất cả sức sống của mình như con chim cho tiếng hót hay, cành hoa toả hương sắc cho đời. Ta còn thấy ở đây có một sự chuyển đổi ngôi nhân xưng từ “tôi” sang “ta”. Ở khổ một, tác giả dùng đại từ “tôi” để miêu tả cảm xúc riêng của mình, còn ở đây ông dùng đại từ ta với hai nghĩa: nghĩa số ít và nghĩa số nhiều. Điều này chứng tỏ đó không chỉ là ước nguyện riêng của tác giả mà còn là ước nguyện chung của mọi người. Ước nguyện cống hiến ở trên được thể hiện rõ hơn ở khổ năm:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc. ”

Từ láy “nho nhỏ” và điệp ngữ “lặng lẽ” đã thể hiện sự khiêm tốn của tác giả. Động từ “dâng” đã nói lên thái độ tự nguyện, chân thành cống hiến cho đất nước suốt cuộc đời mình. Không chỉ vậy, các hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” đã nói lên rằng dù trẻ hay già thì mọi người đều có thể cống hiến cho đời: Điệp ngữ “dù là” như muốn thách thức thời gian, tuổi già và bệnh tật. Biết rằng tác giả đang nằm trên giường bệnh khi sáng tác bài thơ này và thấy được thái độ lạc quan, những khát vọng của ông; ta cảm thấy ông thật đáng quý, đáng khâm phục biết bao.

Sự cảm nhận trên đã cho ta thấy ở các đoạn thơ có một số sự tương đồng về nội dung và nghệ thuật, về nội dung, xét về mặt cơ bản, cả hai đoạn thơ đều nói về ước nguyện sống đẹp, sống cống hiến của tác giả và của tất cả mọi người. Hơn nữa, chúng đều xuất phát từ những cảm xúc chân thành nhất của các tác giả và tình yêu của họ đối với cuộc sống, đất nước với vị lãnh tụ kính yêu. về nghệ thuật, cả hai tác giả đã sử dụng những hình ảnh mộc mạc, giản dị trong thiên nhiên và nâng chúng lên thành những khát vọng cống hiến cao đẹp. Không chỉ thế, cả hai đoạn thơ còn sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ mới mẻ, sáng tạo độc đáo, làm chúng trở nên thật lôi cuốn, gây nhiều cảm xúc cho người đọc.

Tuy nhiên, hai đoạn thơ cũng có sự khác nhau về nội dung và nghệ thuật, về nội dung, sự khác nhau ấy chính là cảm hứng, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Thanh Hải đã sáng tác “Mùa xuân nho nhỏ” lúc đang lâm bệnh, không còn sống được lâu nữa nhưng vẫn rất muốn cống hiến một thứ gì đó cho đời. Còn bài “Viếng lăng Bác” được Viễn Phương sáng tác sau khi vào Hà Nội thăm lăng Bác, thể hiện cảm xúc, tâm tư của ông sau chuyến đi ấy. Về nghệ thuật, khổ bốn, năm “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình, bộc lộ tấm chân tình của tác giả trong khi khổ bốn của “Viếng lăng Bác” được viết theo thể thơ tám chữ, giọng thơ trang nghiêm, thành kính, nhịp thơ dồn dập gây cho người đọc nhiều cảm xúc về Bác Hồ.

Với tất cả những sự giống nhau và khác nhau đó, mỗi đoạn thơ đều có những âm hưởng riêng, phong cách riêng đã đem lại cái hay, cái đặc sắc riêng của từng bài khiến cho ta vô cùng xúc động trước ước nguyện cống hiến của tác giả và lối sống đẹp đẽ, đầy trách nhiệm của họ, và cũng là lối sống của con người Việt Nam, như Tố Hữu đã từng viết:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ”

Là học sinh, sau khi hiểu được các đoạn thơ trên, tôi sẽ cố gắng rèn luyện cho mình lối sống đẹp và có trách nhiệm, cố gắng cống hiến những gì tốt đẹp nhất của mình cho quê hương, đất nước.

CHÚC BẠN HỌC TỐT Ạ!!!

Thảo luận

Lời giải 2 :

"Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ viết trên giường bệnh mà sao vẫn tươi thắm một tinh thần lạ quan, yêu đời, vẫn bừng lên một sức sống mãnh liệt. Từ những cảm nhận về vẻ đẹp của đất trời xứ Huế vào xuân, vẻ đẹp của những con người đang "hối hả xôn xao " xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhà thơ cất lên tiếng hát:

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa "

Tiết tấu câu thơ sôi nổi với nhịp thơ 2/3 của thể thơ 5 chữ kết hợp với âm "a " vang mở như một lời ca trong sáng, hào hứng mà rất tự nhiên. Điệp ngữ "Ta làm " nhấn mạnh ý thức tự nguyện của nhà thơ. Các chọn hình ảnh cũng tự nhiên mà hợp lí: "con chim ", "cành hoa " vốn nhỏ bé trong đời, nhưng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, hoa tỏa hương khoe sắc tô điểm cho mùa xuân đất mẹ. Lấy cái đẹp của thiên nhiên để thể hiện cái đẹp của lòng người, nhà thơ nói lên ước vọng tha thiết và khiêm tốn muốn góp phần nhỏ bé làm nên mùa xuân đất nước. 

Trong bản nhạc hòa ca chung của đất nước đang hối hả xôn xao "đi lên phía trước ", tác giả ước nguyện:

"Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến"

Nhịp điệu dồn dập, lôi cuốn như thúc giục lòng người "nhập vào hòa ca", là nhập vào cuộc sống vui tươi, sinh động  để xây dựng và phát triển đất nước. Trong cuộc sống ấy, tác giả nguyện làm "Một nốt trầm xao xuyến ". Không phải là một âm thanh cao vút, véo von, chỉ đơn sơ là một nốt nhạc trầm trong cái bè trầm làm nền của bản hòa ca, nhưng phải là nốt nhạc say đắm làm "xao xuyến " tâm hồn. Nghĩa là những cống hiến tuy khiêm tốn, nhỏ bé nhưng có ích cho đời.

Tiếng chim, cành hoa , nốt nhạc góp phần làm nên mùa xuân trong tâm hồn tác giả:

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời "

Tâm niệm của nhà thơ thật cảm động: muốn sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, giữ tâm hồn tràn đầy sức sống như màu xuân. Nhưng chỉ là "mùa xuân nho nhỏ ', vì mùa xuân lớn thuộc về đất trời, về xã hội không một cá nhân nào làm nổi. Nhưng mỗi cá nhân có thể đóng góp mùa xuân của cuộc đời riêng cho mùa xuân của cuộc đời chung làm cho nó phong phú, rực rỡ thêm. Đến đây, ta hiểu ý nghĩa nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ ". Thật đáng quý thay ước nguyện khiêm tốn mà vô cùng chân thành, cảm động của nhà thơ. Không ồn ào, khoa trương mà chỉ "Lặng lẽ dâng cho đời "

Cảm động hơn nữa, nhà thơ mong ước: dù khi đã qua tuổi xuân của mình, vẫn được là mùa xuân nho nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao của đất nước:

"Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc"

Vẫn là nhịp thơ 2/3 sôi nổi, hào hứng, ở đây điệp ngữ "Dù là " trong cái thế cân đối, nhịp nhàng của hai câu thơ vang lên như một lời khẳng định để tự dặn dò mình: phải kiên trì, vượt qua tuổi già, bệnh tật để sống cống hiến cho đời. Hình ảnh hoán dụ "tuổi hai mươi ", "tóc bạc " với kết cấu đối lập giữa hai câu trên và hai câu dưới chứng tỏ nhà thơ ý thức được cái giới hạn của cái vô hạn của đất nước mà đem lại mùa xuân nho nhỏ của đời mình góp vào mùa xuân lớn lao của đời chung

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247