Hoài Thanh đã từng nhận định rằng "Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có". Thật quả không sai khi ông đã đưa ra lời nhận xét xác đnags như vậy. Tình cảm sẵn có là thứ vốn đã có, văn chương có sứ mệnh cao cả là giúp ta rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao những thứ tình cảm ấy. Tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" đã rèn luyện cho ta lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào về dân tộc, về truyền thống cha anh. Và tình cảm với quê hương, đất nước chắc hản là thứ tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn mỗi người. Văn bản "Tiếng gà trưa" đã khiến ta nhớ về tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình thiêng liêng. Cháu yêu bà, điều đó là lẽ đương nhiên, đó là tình cảm gắn bó giữa những thành viên trong gia đình. Và nhắc đến tình cảm gia đình thì không thể không nhắc đến "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng. Văn bản đã cho ta cảm nhận một cách sâu sắc tình mẫu tử. Tình cảm dành cho mẹ của chú bé Hồng đã khiến mỗi người đọc phải ngẫm nghĩ sâu xa.Như vậy, sứ mệnh cao cả của văn chương là "luyện cho ta những tình cảm sẵn có" đã được truyền tải một cách sâu sắc.
@Gaumatyuk
Đv cm "Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có"
Bài làm
Hoài Thanh - một nhà phê bình văn học nổi tiếng đã ý thức được vai trò to lớn của văn chương; vì vậy, trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” của mình, ông đã từng khẳng định : “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. (1) Trước hết, "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có" nghĩa là những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta được văn chương làm cho phong phú hơn, tinh tế hơn, trong sáng, cao cả, đẹp đẽ và sâu sắc hơn; nó được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn học. (2) Đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, ta cảm nhận sâu sắc tình yêu thương, chăm chút của Bác dành cho các anh đội viên như người cha già với những đứa con, đặc biệt là tình cảm của Bác dành cho những người Bác chưa một lần gặp mặt. (3) Tình yêu thương mênh mông ấy của Người giúp cho tình cảm kính yêu Bác của chúng ta càng sâu đậm hơn. (4) Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, ta thêm hiểu tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con; từ đó, ta thêm kính yêu, biết ơn người mẹ của mình. (5) Cùng với tình yêu gia đình, văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi qua lời tâm tình của bố với En-ri-co qua bức thư làm ta thật xúc động, nhận thấy tình cảm của mẹ dành cho con là vô bờ bến thật cao cả và thiêng liêng. (6) Cũng từ đó mà tình yêu và lòng biết ơn mẹ của chúng ta thêm sâu sắc và nhận thức được rằng mình luôn phải cố gắng trở thành con ngoan hiếu thảo của mẹ, không để mẹ phải buồn. (7) Cuối cùng là bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho cháu; bà là người đã đem cho cháu bao niềm hanh phúc trẻ thơ mỗi khi xuân về tết đến; để mỗi khi đi xa, người cháu luôn nhớ về bà với tình cảm kính yêu, biết ơn. (8) Ôi! (9)Ta thấy yêu với biết ơn bà biết bao, hiểu được tình yêu lớn lao và cao đẹp mà bà dành cho con cháu qua những việc làm nhỏ hàng ngày nhưng vô cùng to lớn. (10) Qua các tác phẩm văn học, ta khẳng định nhận định của Hoài Thanh là vô cùng chính xác: "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". (11)
Chú thích:
- Câu đặc biệt in đậm: Ôi! - bộc lộ cảm xúc
Học Tốt <3
Cho mình hay nhất nha :3
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247