Câu 1:
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!"
Câu 2: ( Mình đưa bn cái dàn ý chi tiết còn lại bn tự nha)
* Suy ngẫm về bà:
- Đoạn thơ mở đầu bằng từ láy “lận đận” đảo lên trước đã nhấn mạnh bao nỗi gian truân, khó nhọc trong suốt cuộc đời bà.
- Hình ảnh “nắng mưa”: Hình ảnh “nắng mưa” không chỉ nói về hiện tượng thiên nhiên mà còn là ẩn dụ tượng trưng cho những nỗi vất vả mà bà đã trải qua, đồng thời khắc sâu hơn tình yêu thương, nỗi xót xa của người cháu mỗi khi nhớ về bà.
- Điệp ngữ “bếp lửa ấp iu nồng đượm”: Nhớ thương bà, người cháu luôn nhớ thói quen dậy sớm trong suốt mấy chục năm ròng nhóm bếp lửa để chăm sóc gia đình của bà. Người cháu không bao giờ quên hình ảnh “bếp lửa ấp iu nồng đượm” bởi hình ảnh bếp lửa rực hồng ấm áp ấy luôn khiến cháu nhớ đến bàn tay bà ấp ủ, yêu thương. Hình ảnh thơ được lặp lại tiếp tục khẳng định sức sống bất diệt của bếp lửa, của tình yêu thương mà bà dành cho cháu.
* Cảm xúc của tác giả (câu cuối)
- Trong niềm xúc động trào dâng, người cháu thốt lên: “ÔI kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!”. Câu cảm thán kết hợp với đảo ngữ đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu như một sự khám phá kỳ diệu giữa cuộc đời bình dị đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa.
- Bếp lửa “kì lạ”: Hình ảnh bếp lửa vốn bình dị, quen thuộc trong gia đình bỗng trở nên “kì lạ” bởi nó không chỉ được nhóm lên bằng vật liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên bởi ngọn lửa trong chính lòng bà – ngọn lửa của sức sống, niềm tin và tình yêu thương mãnh liệt. Bếp lửa ấy còn “kỳ lạ” bởi nó có sức tỏa sáng đặc biệt, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong lòng con người.
- Bếp lửa “thiêng liêng”: Chính vì vậy, nhà thơ cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của bếp lửa. Bếp lửa không chỉ biểu tượng cho tình bà cháu thắm thiết mà còn biểu tượng cho sức sống, niềm tin bất diệt cho cả dân tộc. Với những ý nghĩa thiêng liêng ấy, bà đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho thế hệ đi trước – những người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ mai sau.
-> Tất cả những suy ngẫm sâu sắc ấy của tác giả đều bắt nguồn từ tình yêu thương, lòng biết ơn đối với bà. Nhờ yêu bà, hiểu bà mà nhà thơ thêm hiểu, thêm yêu nhân dân, đất nước mình, cảm nhận sâu sắc hơn sức sống mạnh mẽ của cả dân tộc. Và đó chính là khởi nguồn của tình yêu quê hương, đất nước.
câu 1 :
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247