** Em tham khảo đoạn văn dưới đây nhé **
Đọc Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, ai trong chúng ta cũng sẽ bị ám ảnh bởi cái chết của lão. Một cái chết đầy đau đớn và dữ dội. Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Đây chính là bi kịch, bi kịch của cuộc đời lão Hạc. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Nhưng lão lại chọn cho mình cách chết thật sự dữ dội, chết bằng bả chó. Chính xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
Trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, cái chết của lão Hạc thực sự để lại những ấn tượng sâu sắc và đáng suy ngẫm. Cái chết của lão Hạc đến từ nhiều nguyên nhân và thực sự đáng suy ngẫm trong lòng bạn đọc. Thứ nhất, lão Hạc chết vì bế tắc trong cuộc sống. Cuộc sống lão quá nghèo, quá bế tắc đến nỗi phải ăn củ chuối, quả sung để duy trì cuộc sống. Thứ hai, lão chết vì không muốn tiêu vào tiền của con. Vì muốn bảo toàn toàn bộ tài sản cho con, lão đã chọn cách ra đi để thể hiện tình yêu thương con mình. Thứ ba, lão chết vì muốn tự trừng phạt mình. Lão chọn cái chết thật sự đau đớn như để tự trừng phạt mình đã bán cậu Vàng vì nhân cách lão quá trong sạch và giàu lòng tự trọng. Cái chết của lão làm chúng ta thương cảm cho lão Hạc nói riêng và số phận người nông dân nói chung trong xã hội phong kiến.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247