Câu 1
Xuất xứ của bài "Anhs trăng": in trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.
Câu 2
- Nội dung chính: con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ
Câu 3
-Nghệ thuật: đảo ngữ "Thình lình", "đột ngột"
-Tác dụng: nhấn mạnh vào tình huống bất ngờ đã tạo nên bước ngoặt cho cả bài thơ. Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.
Câu 4
Đó là bài học về lòng biết ơn, về việc "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đây là đức tính quý báu của con người, thể hiện 1 con người biết sống theo đạo lí, có trước có sau. Có lòng biết ơn, con người sẽ nhận được những đnahs giá tích cực từ mọi người xung quanh. Đồng thời sống thủy chung, ân tình với quá khứ cũng là 1 truyền thống tốt đpẹ của dântộc.
Câu 5
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng đã để lại trong người đọc bài học vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là ghi nhớ công lao của người có công với mình, giúp đỡ mình, làm ra thành quả cho mình hưởng thụ. Biểu hiện của lòng biét ơn vô cùng phong phú. Nó có thể được thể hiện bằng lời “ cảm ơn”, bằng tư tưởng, tình cảm, bằng hành vi đền đáp,..Vậy tại sao phải có lòng biết ơn? Cần phải có lòng biết ơn vì không có cái gì tự nhiên mà có: biết ơn cha mẹ, thầy cô, người có công với nước, người làm ra sản phẩm cho ta hưởng thụ…. Đơn giản như hạt cơm ta ăn mỗi ngày, đều là công sức, là "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" của người nông dân, là 1 nắng hai sương vất vả. Cao hơn đó là đất nước, là độc lập tự do của hôm nay là sự đnahs đổi, hi sinh của biết bao người, thế hệ cha ông đi trước. Vì vậy nên phải trân trọng, phải biết ơn. Không những thế, người có lòng biết ơn là có nhân cách tốt được quí trọng, được giúp đỡ. Khi ta ghi nhớ công ơn của những người đxa giúp đỡ mình, đó là biểu hiện của 1người sống có đạo lí, có trước sau. Ghi nhứo không chỉ trong tâm trí mà còn trong cả hành động, lời nói. Và chắc chắn 1 điều rằng, những người khong có lòng biết ơn sẽ chẳng thể nào nhận được sự giúp đỡ của những người khác. Đồng thời, biết ơn cũng là giữ gìn và phát huy đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta: coi trọng nghĩa tình. Những kẻ có thái độ vô ơn là những kẻ đáng phê phán, đi ngược với đạo lí của dân tộc. Vì vậy, mỗi người phải nhận thức lòng biết ơn là phẩm chất tốt, cần phải có lòng biết ơn, phải có lời “cám ơn” khi được người khác giúp đỡ mình. Bên cạnh đó, là học sinh phải rèn luyện đạo đức, học tập tốt để đáp lại công ơn của cha mẹ, thầy cô, học tập tốt, có kiến thức để cống hiến cho xã hội, để đền đáp công lao người có công với nước.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247