Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Cho mình tham khảo bài văn số 6 lớp 7...

Cho mình tham khảo bài văn số 6 lớp 7 với ạ Đề 4: Dân gian có câu : Lời nói gói vàng,đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa l

Câu hỏi :

Cho mình tham khảo bài văn số 6 lớp 7 với ạ Đề 4: Dân gian có câu : Lời nói gói vàng,đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa long nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Lời giải 1 :

Trả lời :

1. Mở bài:

  • Ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, để bộc lộ tình cảm với đồng loại.  
  • Để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân, người xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng”

2. Thân bài:

  • Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc
  • Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy
  • Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn
  • Vậy thì nói thế nào cho hay cho đúng
  • Có một số bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn.

3. Kết bài:

  • Giá trị của câu nói luôn luôn tồn tại với thời gian.
  • Rút ra bài học để làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp văn minh hơn.

Thảo luận

-- Bạn ơi Tự dựa vào dàn ý bài rồi viết thành bài văn hoàn chỉnh nhé
-- Bạn ơi cho mình câu trả lời hay nhất nhé bạn

Lời giải 2 :

Lời nói gói vàng” chỉ đơn giản thế thôi nhưng nó chứa đựng một ý nghĩa lớn lao. Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy. Thế mới biết được rằng mỗi lời nói có giá trị lớn lao như thế nào, vì thế không nên phát ngôn quá bừa bãi và tự do. Câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”  lại rất thẳng thắn. Mang hàm nghĩa khuyên răn con người nên cẩn trọng trong phát ngôn bởi lẽ nếu không cẩn thận nó có thể làm tổn thương người khác sâu sắc. Lời nói ở câu này không quý giá như vàng thậm chí “còn chẳng mất tiền mua” nhưng không phải vì thế mà bạn có thể rẻ rúng nó mà phải trau truốt lựa chọn kĩ càng khi phát ngôn đừng để nó làm mất hòa khí giữa người với người.

Ngôn ngữ, tiếng nói chính là một bước tiến hóa vô cùng vĩ đại để phân biệt giữa con người và động vật. Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn. Nó làm xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn rất nhiều lần. Một lời nói thốt ra nếu mang nghĩa tích cực có thể khiến mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích, thiện cảm của người xung quanh. Nhưng nếu bạn coi thường nó rẻ rúng nó giá trị con người cũng sẽ bị suy giảm theo. Nói về tầm quan trọng của lời nói tục ngữ còn có rất nhiều câu như:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn ăn nói dịu dàng, dễ nghe”

hay:

“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”

Vậy thì nói thế nào cho hay cho đúng? Cách nói gây thiện cảm tốt nhất đó chính là biết kính trên nhường dưới, nói đúng ngữ cảnh và tôn trọng người nghe, không thô tục, không chợ búa. Nhiều người cho rằng cách nói tốt ở đây có nghĩa là chỉ biết nói những lời ngọt ngào để người nghe thấy vui thấy thích. Như thế lại không tốt thậm chí bạn sẽ mang tiếng là giả dối. Điều quan trọng là chúng ta nên dùng câu từ đúng thời điểm biết chỉ ra lỗi sai góp ý chân thành để người nghe sửa chữa và hoàn thiện bản thân. Bởi việc bạn quá khéo léo sẽ khiến người khác hiểu sai về con người bạn và không mang tính góp ý tích cực. Để minh chứng cho việc lời nói chính là cách để rút ngắn khoảng cách giữa người với người ta có thể nói đến Bác Hồ. 2 câu trên là bổ trợ nghĩa cho nhau.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247