Trang chủ Địa Lý Lớp 9 nhận xét và giải thích vế giá trị sản xxuaast...

nhận xét và giải thích vế giá trị sản xxuaast công nghiệp của đnb so vs cả nước câu hỏi 825619 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

nhận xét và giải thích vế giá trị sản xxuaast công nghiệp của đnb so vs cả nước

Lời giải 1 :

 Trong cơ cấu GDP của Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực công nghiệp – xây dựng đứng hàng thứ hai sau khu vực dịch vụ, nhưng tỉ trọng có xu hướng tăng và đạt 46,7% năm 2002.

  Khác với nông nghiệp, công nghiệp của thành phố phát triển với tốc độ khá nhanh. Gía trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 29,5 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên 76,9 nghìn tỉ đồng năm 2002 (tính theo giá trị cố định năm 1994). Tính chung cho cả giai đoạn 1996 – 2002, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 13,2%. So với các tỉnh và thành phố khác. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Để thấy rõ quy mô của ngành công nghiệp, có thể làm một phép so sánh đơn giản. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố chiếm 25,5% của cả nước, 52,4% của Đông Nam Bộ, 53,8% của tứ giá công nghiệp (Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Vũng Tàu), gấp 5,7 lần tỉnh Bình Dương; 3,6 lần tỉnh Đồng Nai; 3,2 lần thành phố Hà Nội,...

  Trên địa bàn thành phố, năm 2002, có 31,1 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến (30,5 nghìn cơ sở). Các cơ sở công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ có 288 cơ sở. Điều đặc biệt là số cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá nhanh, từ 181 cơ sở năm 1995 lên 524 cơ sở năm 2002.

  Số lao động tham gia hoạt động công nghiệp khá đông đảo và thường xuyên tăng lên. Năm 1995 cả thành phố có 37,5 vạn người và đến năm 2002 đã lên tới hơn 78,3 vạn người. Phần lớn lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, nhất là dệt – may. Đặc biệt là số lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ hơn 3,9 vạn năm 1995 lên đến 18,6 văn năm 2002.

  Về cơ cấu ngành, theo cách phân loại của Tổng cục Thông kê, ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất – phân phối điện nước. Với cách phân chia này thì 96,9% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố thuộc về công nghiệp chế biến (năm 2002). Hai phân ngành còn lại có tỉ trọng nhỏ. Trong công nghiệp chế biến, ưu thế lại thuộc về công nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống và công nghiệp hoá chất – các sản phẩm hoá chất.

  Về cơ cấu thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù cả thành phố chỉ có 288 cơ sở sản xuất công nghiệp (so với 30,3 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm 2002), nhưng do quy mô lớn nên giá trị sản xuất công nghiệp vẫn nghiêng vè khu vực kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, tỉ trọng của khu vực nhà nước liên tục giảm, còn tỉ trọng của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng lên. Trong khi tỉ trọng của khu vực nhà nước (gồm cả của Trung ương và của thành phố) giảm từ 60,7% năm 1995 xuống 44,3% năm 2000 và 39,0% năm 2002, thì tỉ trọng của khu vực ngoài quốc doanh tăng lên tương ứng là 23,4%; 26,5% và 30,1%. Tăng nhanh nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, từ 16,0% năm 1995 lên 29,2% năm 2000 và 30,9% năm 2002 gắn với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

  b) Các ngành công nghiệp chủ yếu

  Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp đa ngành có quy mô lớn nhất nước ta. Trong cơ cấu ngành có hầu hết các phân ngành và đều tương đối phát triển. Nếu căn cứ vào giá trị sản xuất thì có thể thấy nổi lên một số ngành chính sau đây:

  - Công nghiệp thực phẩm và đồ uống là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất và đạt 24,43 nghìn tỉ đồng năm 2002 (theo giá thực tế). Tuy nhiên, tỉ trọng của ngành trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm, từ 28,3% năm 1995 xuống 22,0% năm 2000 và 19,8% năm 2002.

  - Đây là ngành có khả năng phát triển mạnh, trước hết để phục vụ cho nhu cầu rất lớn của nhân dân thành phố và sau đó cho thị trường trong và kể cả ngoài nước. Các sản phẩm chính gồm có rượu, bia các loại, thuỷ sản chế biến, đường các loại, sữa hộp,...Trong những năm gần đây, một số sản phẩm có tốc độ tăng khá nhanh là bia các loại (sản lượng năm 2002 tăng gấp 2,5 lần so với năm 1995), thuỷ sản chế biến tăng 2,1 lần),...

Thảo luận

Lời giải 2 :

Giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhanh hơn so với cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ tăng gấp 2.62 lần (từ 5.6% năm 1995 lên 14.7% năm 2002).

- Cả nước tăng gấp 2.52 lần (từ 103.4% năm 1995 lên 262.1% năm 2002).

Chúc bạn học tốt nhé!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247