Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Viết bài về LƯU NHẬT KÝ LÀM THEO LỜI BÁC...

Viết bài về LƯU NHẬT KÝ LÀM THEO LỜI BÁC Nếu chép trên mạng thì báo cáo Hay ( không dài quá , không ngắn quá ) Nếu muốn CTLHN thì xin Ai xin trc thì được

Câu hỏi :

Viết bài về LƯU NHẬT KÝ LÀM THEO LỜI BÁC Nếu chép trên mạng thì báo cáo Hay ( không dài quá , không ngắn quá ) Nếu muốn CTLHN thì xin Ai xin trc thì được Ai ko thì đc 1 cám ơn + 5 sao

Lời giải 1 :

                   Qua bốn năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đều có cách làm sáng tạo, phù hợp với tình hình. Thành phố Bắc Giang có cách làm hay: Mở sổ Nhật ký làm theo lời Bác.

              Giữa năm 2008, khi Cuộc vận động lớn chuyển mạnh sang trọng tâm làm theo gương Bác, Ban chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động TP Bắc Giang đã có nhiều buổi bàn thảo về bước đi, cách làm. Nhiều ý kiến thống nhất cao: Ðể phong trào có sức thuyết phục thì phải có những tấm gương cụ thể. Gương sáng ấy càng thể hiện ở đội ngũ cán bộ chủ chốt càng có sức thuyết phục lớn trong Ðảng, trong dân. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, học Bác phải bắt đầu từ những việc nhỏ, những việc bình thường hằng ngày. Bởi vì những thử thách lớn, những đòi hỏi sự cống hiến, hy sinh thời nay đã khác rất xa thời đất nước còn chiến tranh. Khác xa, nhưng trên những 'mặt trận' mới chống lại nghèo nàn, lạc hậu, chống lại những suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, không phải không cam go, quyết liệt.

              Làm theo gương Bác bắt đầu từ đâu? Câu trả lời là: Từ mỗi cán bộ, đảng viên, từ chi bộ, sao cho có sức lan tỏa rộng rãi đến quần chúng. Ðồng chí Bùi Thị Hạnh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Bắc Giang cho rằng: Ðể cụ thể hóa chủ trương làm theo gương Bác, cần tìm ra một chủ đề phù hợp, dễ nhớ, dễ hiểu. Chủ đề ấy Ban chỉ đạo Cuộc vận động của thành phố lựa chọn là: 'Mỗi người mỗi ngày làm một việc tốt. Mỗi tuần làm nhiều việc tốt. Mỗi tháng làm theo một đức tính của Người'.

                 Với chủ đề ấy lại phải tiếp tục bàn về cách làm. Tuyên truyền, vận động, kiểm tra, tổng kết chưa đủ. Phải làm sao tạo thành nền nếp, thành ý thức tự giác của mỗi người. Phải làm sao để việc học Bác, làm theo Bác được mọi người, mọi lứa tuổi cùng thấy đó là lẽ tự nhiên, để hoàn thiện mình, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, để cái tốt ngày càng lan rộng, bớt đi cái xấu. Ý tưởng về một cuốn 'Nhật ký làm theo lời Bác' hình thành từ đấy. Hướng dẫn của Ban chỉ đạo Cuộc vận động ghi rõ: 'Nhật ký làm theo lời Bác' là cuốn sổ ghi hằng ngày của mỗi tập thể, cá nhân về những sự việc và phản ánh kết quả công tác, lao động, rèn luyện của tập thể, bản thân mình, và những tập thể, cá nhân chung quanh. Nhật ký làm theo lời Bác của đơn vị là tập hợp các đoạn văn, bài viết điển hình từ  các nhật ký của các tập thể, cá nhân trong đơn vị. Ðó là cách thiết thực để đánh giá tình hình, tôn vinh, biểu dương những tập thể, cá nhân tiên tiến để tuyên truyền sâu rộng trong đơn vị và trong toàn thành phố.

               Tôi đã được đọc nhiều cuốn nhật ký của các chi bộ, của các đồng chí đảng viên, đoàn viên, thanh niên. Và tôi không khỏi ngạc nhiên vì từ những câu chuyện bình thường, một người lao động bình thường lại có thể rút ra những suy ngẫm về cuộc sống hết sức sâu sắc. Có những cuốn sổ, đoạn nhật ký được viết nắn nót bằng tay. Có những cuốn sổ khá dày dặn, được đánh vi tính, trình bày công phu, có ảnh minh họa. Ðiều hấp dẫn ở nhật ký là đều ghi những chuyện 'có vấn đề', 'có ý nghĩa giáo dục', 'có thể nhân rộng', như cách nói của đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang.

                 Tôi đã đọc những dòng chữ nét run run, nhưng dễ đọc của một bác cựu chiến binh nói về việc hiến đất mở đường ở phường, xã. Ðã đọc những bài viết hồn nhiên có phần ngộ nghĩnh của một em học sinh khi nhặt được chiếc ví tiền, bên trong có 500 nghìn đồng. Ðã đọc một bác sĩ ở bệnh viện tâm thần tỉnh gặp một bệnh nhân 'lạc đường'. Chị vừa chở anh ta sau xe, vừa... run, nhưng rồi cũng 'áp tải' bệnh nhân về tới bệnh viện và thấy 'nhẹ cả người'. Ðã đọc câu chuyện bác xe ôm và cô sinh viên  giữa đường thấy người gặp nạn vội dừng xe đưa vào bệnh viện cứu nạn nhân khỏi cái chết trong gang tấc, vân vân và vân vân.

                Xin trích đôi dòng: 'Học đức tính liêm - chính của Bác Hồ, cho tôi dũng khí bảo vệ bình yên thành phố. - Ðàm Văn Thân, cựu chiến binh phường Thọ Xương'. Nhật ký chi bộ ghi rõ: Năm 1970, đồng chí Ðàm Văn Thân bị thương trong một trận đánh ác liệt, nhiều mảnh lựu đạn găm vào người, và làm đứt một phần xương bàn chân phải. Sau ngày về hưu, đồng chí được bầu làm Chi hội trưởng cựu chiến binh tổ dân phố, rất tích cực vận động hội viên tham gia bảo vệ an ninh khu phố. Tháng 4-2009, người cựu chiến binh cao tuổi ấy đã bắt tên M. khi hắn đang vận chuyển 32 tép hê-rô-in. Trước đó, tháng 2-2009, bác Thân đã nhiều lần kiên trì thuyết phục, đứng ra hòa giải hai nhóm thanh niên ở hai tổ dân phố, tránh được nguy cơ hình thành 'điểm nóng'.

               Một nhật ký khác: 'Vào đêm 29-3-2009, khi đó em đang thực tập tại Bệnh viện chuyên khoa phụ sản Bắc Giang (nay là Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang). Em đã không thể cầm lòng được trước một sản phụ đang cận kề với cái chết. Ðó là một chị sau khi sinh bị băng huyết, cần được truyền máu gấp. Em đã xin được thử máu, và khi biết mình cùng nhóm máu với chị, em đã hiến máu, kịp thời cứu sản phụ qua cơn hiểm nghèo'. (Y tá Nguyễn Thị Lựu).

       Và một nhật ký khác: 'Một gia đình có 13 bằng cử nhân, và Quy ước khuyến học của dòng họ Ngô Văn'. Nhật ký ghi rõ tấm gương ông Ngô Văn Niệm, trước khi về hưu là cán bộ văn hóa. Ông bà đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn nuôi dạy bảy người con đều tốt nghiệp đại học. Bảy người nhưng có tới... 13 bằng cử nhân, vì có anh, chị có tới ba tấm bằng. Ông bà Niệm là tấm gương sáng trong phong trào khuyến học của dòng họ Ngô Văn.

       Còn nhiều trang nhật ký ngắn gọn, sinh động ghi chép về những việc làm thiết thực học Bác và làm theo Bác. Trong câu chuyện với Phó Chủ tịch UBND TP Bắc Giang Trần Minh Hà, tôi hỏi: 'Anh có con số nào cụ thể hơn về những cuốn nhật ký đó không?'. 'Có đấy. - Anh Hà trả lời. Ðã có 821 sổ nhật ký, sổ vàng làm theo lời Bác của tập thể, 1.378 sổ nhật ký của các cá nhân. Ðã có hơn 9.000 việc tốt của tập thể và hơn 10 nghìn việc tốt của cá nhân'.

    Vâng. Ðó là những con số biết nói.

      Chiều hôm ấy, chiều thứ bảy, chúng tôi đến thăm Công ty may Bắc Giang, mặc dù là ngày nghỉ, nhưng không khí lao động thật hối hả. Công ty đang dốc sức hoàn thành công việc trong những tháng cuối năm. Hỏi một chị giám đốc xí nghiệp, ở chi bộ  có mở sổ 'Nhật ký làm theo lời Bác không?'. Chị trả lời: 'Ở chi bộ chúng tôi là đơn vị mạnh đấy anh ạ. Nhưng có nhiều việc tốt, mà anh chị em công nhân lại không muốn kể, không ghi lại. Như những sáng kiến trong lao động chẳng hạn. Rất nhiều. Chúng tôi chỉ ghi được một phần thôi'.

'     Chỉ ghi được một phần'. Ðó cũng là lời tâm sự thật chân thành. Lời tâm sự nói lên rất nhiều điều khác.

     Tôi nghĩ, có những việc làm tốt, người ta ghi lại trong lòng là đã rất đáng quý. Ðó là những 'bông hoa đẹp', 'rừng hoa đẹp' như câu nói nổi tiếng của Bác Hồ kính yêu.

Chúc Bn Học Tốt. Nếu Thấy Hay Thì Cho Mình Câu trl Hay Nhất Nhé!

Thảo luận

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247