Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Thơ hay hay cả hồn lẫn xác hay cả bài....

Thơ hay hay cả hồn lẫn xác hay cả bài. Chứng minh nhận định trên quả bài Tiếng gà trưa của xuân quỳnh Viết cả bài cho mình nha nhớ đủ bố cục và dài dài xíu nha

Câu hỏi :

Thơ hay hay cả hồn lẫn xác hay cả bài. Chứng minh nhận định trên quả bài Tiếng gà trưa của xuân quỳnh Viết cả bài cho mình nha nhớ đủ bố cục và dài dài xíu nha thank you các thượng đế

Lời giải 1 :

Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam. Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Bài thơ "Tiếng gà trưa" của bà được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Với thể thơ ngũ ngôn (mỗi câu có 5 chữ), các vần được sử dụng 1 cách linh hoạt kết hợp với những hình ảnh chân thực, bình dị, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã nhận định :''thơ hay là hay cả hồn lẫn xác hay cả bài''. Theo tôi thấy, nhận định này là hoàn toàn chính xác, đúng đắn với bài thơ " Tiếng gà trưa". Thơ hay là một bài thơ không những truyền tải thành công một nội dung, một thông điệp tới bạn đọc mà còn gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc và để lại một giá trị nào đó đối với bạn đọc, với đời sống con người. Hồn của bài thơ là thông điệp, là nội dung, là hồn cốt, là giá trị tư tưởng mà bài thơ truyền tải tới bạn đọc. Hồn của bài thơ chính là nội dung truyền tải tới bạn đọc và gây ấn tượng tới người đọc. Xác của bài thơ là những dấu hiệu nghệ thuật, những hình thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ để truyền tải được phần "hồn". Chính vì thế, một bài thơ hay, xuất sắc chính là một bài thơ hay cả phần hồn cả phần xác, vừa có những dấu hiệu nghệ thuật để truyền tải được nội dung. Bài thơ hay chính là những bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc và lâu dài cho bạn đọc. Đi sâu vào bài "Tiếng gà trưa", có thể nhận thấy được chính cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa. Thông qua đây ta nhận thấy được chính mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi. Thế rồi cũng chính từ tiếng gà cục tác đến những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, ta như nhận thấy được một hình ảnh người bà tần tảo, khắc sâu hình ảnh quê hương. Khi ta nhìn được những hình ảnh và kỉ niệm đã được gợi lại từ tiếng gà trưa, đó là những hình ảnh con gà mái mơ với ổ trứng, rồi cũng chính lần bị bà mắng vì nhìn gà đẻ, hay hình ảnh của người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu. Tất cả những điều này cũng đã thể hiện sự trong sáng hồn nhiên của một đứa trẻ, ta nhận thấy được nó như tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu với bà thân yêu vô cùng gần gũi. Không chỉ vậy, ta còn có thể nhận thấy được chính hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui cũng thật nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan. Thông qua đây ta cảm nhận được tình cảm bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà luôn tần tảo, chắt chiu lo cho cháu, cháu luôn yêu thương, quý trọng, biết ơn bà. Có lẽ rằng chính câu thơ “Tiếng gà trưa” dường như cũng đã được lặp lại nhiều lần ở câu mở đầu các khổ 2, 3, 4, 7. Qua đó, ta nhận ra được chính các điều này đã tạo nên điểm nhấn về cảm xúc, đồng thời cũng đã lại tạo sự liền mạch khiến hình ảnh thơ luôn da diết và nồng nàn gắn bó đến tha thiết. Không thể phủ nhận được tình cảm bà cháu trong bài thơ này thật đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó gắn sâu trong kí ức tuổi thơ người chiến sĩ. Do vậy, chỉ một tiếng gà cứ như cục tác giữa trưa mà bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ như ùa về. Mảng kí ức ấy gắn liền với người bà tần tảo, bình dị mà thiêng liêng. Tiếng Gà Trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh thực sự là một tác phẩm hay và độc đáo, là điển hình mẫu mực của một bài thơ hay toàn diện, cả về nội dung và nghệ thuật.

Thảo luận

Lời giải 2 :

- có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.

- Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.

#hoctot

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247