I, MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
II, TB:
1. Giới thiệu chung
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Cảm xúc chung: Vội vàng là những dòng cảm xúc mãnh liệt , trào dâng cuốn thoe biết bao cảnh sắc như gấm như hoa của đất trời.
2. Phân tích
a, 4 câu đầu: ƯỚc muốn của tác giả:
+ Tắt nắng để màu đừng nhạt
+ Buộc gió để hương đừng bay -> Ước muốn kì lạ, mơ uứơc vô lí nhưng mục đích và ước muốn rất thực.
- tâm lí sợ thời gian trôi, muốn núi kéo thời gian, muốn giữ niềm vui được tận hưởng mãi mãi sắc màu, hương vị của cuộc sống.
- Nghệ thuật: + Điệp ngữ (tôi muốn) -> bộc lộ trực tiếp cái tôi cá nhân tự tin và tự tôn
+ Thể thơ: ngũ ngôn, ngắn gọn như lời giãi bày cô nén cảm xúc và ý tưởng của nghệ sĩ -> khẳng định ước muốn của tác giả
b,
b. 9 câu thơ tiếp: Cảm nhận của tcs giả về vẻ đpẹ của bức tranh thiên nhiên mùa xuân
* 7 câu đầu
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ "này đây": như trình bày, mới gọi người quan sát thưởng thức
+ So sánh: "tháng giêng ngon như một cặp môi gần" - dùng hình ảnh cụ thể của cơ thể con người so với đơn vị thời gian trừu tượng -> gợi cảm giác liên tưởng rất mạnh về tình yêu lứa đôi, hạnh phúc tuổi trẻ -> so sánh mới lạ độc đáo.
- Hình ảnh: Ong bướm, Đồng nội xanh rì, Cành tơ phơ phất, Yến anh, ánh sáng, thần Vui
-> hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung. Cảnh thật, cuộc sống thiên nhiên thật, quen thuộc hàng ngày nhưng qua cảm xúc của tác giả: cảnh vật và cuộc sống thần tiên thiên đường.
* 2 câu cuối
- Tâm trạng: sung sướng - vội vàng -> muốn sống nhanh, sống gấp, tranh thủ thời gian. Tâm trạng đầy mâu thuẫn những vẫn thống nhất
-> Đoạn thơ: nhịp thơ nhanh, câu thơ kéo dài mở rộng (8 chữ) tác giả đã vẽ ra bức tranh cuộc sống thần tiên chính ngay cuộc sống hiện tại qua tâm trạng yêu đời và gắn bó sâu sắc.
3, Đánh giá chung
-ND
- NT
- Quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của thi nhân
+ Con người là trung tâm của thế giới. Nếu như trong thơ ca cổ điển, thi nhân luôn coi thiên nhiên là tuyệt mĩ, con người phải được so snahs với thiên nhiên. Đến Xuân Diệu, ông đã thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính thi pháp ước lệ cổ điển, lần đầu tiên XD nhìn con người uộc sống bằng cặp mắt xanh non biếc rờn "Tháng giếng ngon như một cặp môi gần".
+ con người cá nhân ham sống, ham yếu và được khẳng định mạnh mẽ, nồng nhiệt
III, KB: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm
* bài viết tham khảo
Thế Lữ đã từng nhận xét về hồn thơ Xuân Diệu rằng "Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông đã không trốn tránh mà còn quyến luyến cõi đời”. Phải khẳng định rằng ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã mang đến cho văn học Việt Nam "một cách nhìn mới,một bút pháp mới,một cảm xúc mới". Điều này được thể hiện rất rõ qua thi phẩm 'Vội vàng". Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng "Vội vàng thể hiện niềm khát khao giao cảm với đội mạnh liệt của Xuân Diệu", đặc biệt là đoạn:
"Tôi muốn tắt nắng đi...
.....
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"
Đoạn thơ đầu của bài là một bức tranh xuân đầy rộn ràng như thiên đường dưới mặt đất qua cái nhìn đầy tinh tế của tác giả.
" Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi."
Ước nguyện của thi nhân muốn được cưỡng lại các quy luật của tạo hoá để chiếm hữu lấy những hương sắc của đất trời. Nhà thơ muốn được" tắt nắng", " buộc gió", một ước nguyện lạ thường ấy tưởng như vô lý nhưng hàm chứa khát khao tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống. Tắt nắng đi để màu đừng bao giờ nhạt phai dẫu thời gian có trôi, buộc gió để hương hoa mãi còn đây, chẳng bay đi mất. Phải chăng đó là một tâm hồn say mê cuồng nhiệt thiên nhiên, một thái độ nâng niu, trân trọng suối nguồn thiên nhiên, nhà thơ không tìm đến những cái cao xa để thoát li thực tại mà tìm thấy cái đẹp ngày trong chính trong đời sống, bắt nguồn từ thực tại, trong thực tại với thiên nhiên, đất trời.
Và khi mùa xuân đến, cả mặt đất trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết, muôn sắc, muôn màu, cảnh vật rợn ngợp trào dâng sắc xuân, khí xuân, trời xuân hòa làm một:
"Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;"
Bao vẻ đẹp của mùa quân thật quá đỗi yêu thương, một cõi trần gian mang sức sống dạt dào, muôn loài đều bừng tỉnh. Muôn hoa cỏ của đồng nội tươi xanh, muôn cành lá đâm chồi nảy lộc phất phơ trước gió. Và muôn khúc nhạc tình say mê của nàng yến anh, tất cả thật sống động, xuyến xao lòng người. Điệp ngữ " này đây" như muốn bày tỏ sự sung sướng của tác giả trước thiên nhiên, để tận hưởng, mà cuống quýt, mà hối hả, lòng người dường như đang thổi vào thiên nhiên một tình yêu ngây ngất, rạo rực. Mà làm sao có thể hờ hững được khi đất trời đang tuyệt đẹp, gợi cảm hấp dẫn như vậy được.
"Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa"
Mùa xuân mang đến thần niềm vui, mang đến hạnh phúc cho nhân gian, cho muôn loài, xua tan đi những mệt mỏi khổ đau, những chán chường đau đớn. Thần niềm vui gõ cửa mỗi sớm mai mang theo bao hy vọng, bao tình yêu và nhiệt huyết tuổi trẻ. Mùa xuân như chính tâm hồn Xuân Diệu lúc này vậy, tràn trề sinh lực, tràn trề tình yêu. Và chính ngày lúc này đây, xuân như một cô tình nhân bé nhỏ, khiến nỗi lòng thi nhân đắm say, quyến luyến, thăng hoa, thổn thức bất tận mà cất lên tiếng lòng:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Vẻ đẹp của con người trở thành thước đo của thiên nhiên, thật mỹ miều làm sao, cuốn hút làm sao khi tháng giêng như cặp môi gần của đôi tình nhân, khiến người ta thèm thuồng muốn níu giữ, tận hưởng. Và dường như, càng nhận ra, càng yêu vẻ đẹp của thiên đường cõi trần gian khi vào xuân lúc này, tác giả lại càng trân trọng hơn từng khoảnh khắc của thời gian:
"Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"
Nhà thơ như nhắc nhở chính mình phải tận hưởng ngay vẻ đẹp này, không để thời gian qua đi, mọi thứ vụt mất mới ngậm ngùi tiếc nuối. Đó là một sự tự ý thức, một cuộc sống biết trân quý những hạnh phúc, ngọt ngào của hiện tại, ý thức về thời gian, biết hưởng thụ và cống hiến cho đời những điều đẹp nhất.
Quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của thi nhân được thể hiện sâu sắc. Con người là trung tâm của thế giới. Nếu như trong thơ ca cổ điển, thi nhân luôn coi thiên nhiên là tuyệt mĩ, con người phải được so snahs với thiên nhiên. Đến Xuân Diệu, ông đã thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính thi pháp ước lệ cổ điển, lần đầu tiên XD nhìn con người uộc sống bằng cặp mắt xanh non biếc rờn "Tháng giếng ngon như một cặp môi gần". Con người cá nhân ham sống, ham yếu và được khẳng định mạnh mẽ, nồng nhiệt .
Nếu mùa xuân trong thơ của Thanh Hải nhẹ nhàng và trong ngần đậm chất Huế, mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính đượm tình quê thì mùa xuân trong thơ Xuân Diệu lại rạo rực, mãnh liệt và mê say. Đoạn thơ tuy ngắn mà chất chứa nhiều ý vị, thông qua bức tranh xuân hoàn mỹ, tác giả thể hiện tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên và khát khao tận hưởng vẻ đẹp vẹn tròn, viên mãn của đời sống.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247