Trang chủ Hóa Học Lớp 9 1,cho 5,6g hỗn hợp Mg,Zn,Al tác dụng với 100g dung...

1,cho 5,6g hỗn hợp Mg,Zn,Al tác dụng với 100g dung dịch HCl 25,55%.hỗn hợp có hòa tan hết ko,vì sao 2,khử hoàn toàn 34,80 gam oxit của kim loại A cần vừa đủ 13

Câu hỏi :

1,cho 5,6g hỗn hợp Mg,Zn,Al tác dụng với 100g dung dịch HCl 25,55%.hỗn hợp có hòa tan hết ko,vì sao 2,khử hoàn toàn 34,80 gam oxit của kim loại A cần vừa đủ 13,44 gam H2(đktc),thu đc nước và m gam kim loại a A a,xác định giá trị m b,để hòa tan hết lượng kim loại trên,cần một lượng dung dịch chứa 32,85g HCl,phản ứng thu đc V lít khí H2(đktc)tính V c,xác định CTHH của oxit ban đầu,gọi tên biết rằng trong oxit:kl A chiếm 72,41% khối lượng cần CỰC gấp,giúp mình vs

Lời giải 1 :

Câu 1: 

Giả sử hỗn hợp gồm toàn Mg.

$\Rightarrow n_{hh}=\frac{5,6}{24}= 0,233 mol$

$n_{HCl}=\frac{100.25,55\%}{36,5}= 0,7 mol$

$\Rightarrow n_{HCl pứ}= 2n_{hh}= 2.0,233= 0,446<0,7$

Vậy hỗn hợp tan hết. 

Câu 2:

a,

Coi oxit gồm kim loại và O.

$n_{H_2}=\frac{13,44}{22,4}=0,6 mol= n_{O(A)}$

$\Rightarrow m_O=0,6.16=9,6g$

$\Rightarrow m=34,8-9,6=25,2g$

b,

$2A+2nHCl\to 2ACl_n+ nH_2$       (*)

$\Rightarrow n_{H_2}= 0,5n_{HCl}=\frac{0,5.32,85}{36,5}= 0,45 mol$

$V_{H_2}=0,45.22,4=10,08l$

c,

Theo (*), $n_A=\frac{0,9}{n} mol$

$\Rightarrow M_A=\frac{25,2n}{0,9}=28n$

$n=2\Rightarrow M_A=56(Fe)$ 

Trong 34,8g oxit sắt có:

$n_{Fe}=\frac{25,2}{56}=0,45 mol$

$n_O=0,6 mol$

$n_{Fe} : n_O = 0,45:0,6=3:4$

Vậy oxit là $Fe_3O_4$ (oxit sắt từ)

Thảo luận

-- Lớp 9 đấy em
-- e ms L8
-- mẹ e bắt học :(( nên ko hiểu j cả
-- Bài 6, Mg có khối lượng mol nhỏ nhất trong 3 kim loại nên nếu coi hỗn hợp là Mg thì số mol hh sẽ lớn nhất. Tính mol HCl pứ, so sánh với số mol HCl mà vẫn nhỏ hơn chứng tỏ hh chắc chắn tan hết. Bài 7 chỉ cần coi oxit được tạo từ các nguyên tử kim loại ... xem thêm
-- ok ạ
-- sao Nhh nhân 2 ạ anh??
-- Bài 1 của bạn kết quả đúng nhưng cách làm chưa thuyết phục.
-- Câu 1 trong đề.hsg hoá tp em kìa 🤣🤣

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

\(1\)

Giả sử hỗn hợp gồm toàn Zn.

\(n_{hh}=\dfrac{5,6}{65}=0,086\ mol.\\ n_{HCl}=\dfrac{100.25,55\%}{36,5}=0,7\ mol.\)

\(0,086<0,7\\ ⇒n_{hh}<n_{HCl}\)

⇒ Hỗn hợp trên tan hết.

\(2/\\ a, Oxit\ gồm\ A\ và\ oxi.\\ n_{H_2}=\dfrac{13,44}{22,4}=0,6\ mol.\\ H_2+O\to H_2O\\ ⇒n_{O}=0,6\ mol.\\ ⇒m_{O}=0,6.16=9,6\ g.\\ ⇒m_{A}=34,8-9,6=25,2\ g.\\ b,Gọi\ hóa\ trị\ của\ A\ là\ n.\\ PTHH:2A+2nHCl\xrightarrow{} 2ACl_n+nH_2↑\\ Theo\ pt:\ n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=\dfrac{1}{2}.\dfrac{32,85}{36,5}=0,45\ mol.\\ ⇒V_{H_2}=0,45.22,4=10,08\ lít.\\ c,Theo\ pt:\ n_{A}=\dfrac{2}{n}n_{H_2}=\dfrac{0,9}{n}\ mol.\\ ⇒M_{A}=\dfrac{25,2}{\frac{0,9}{n}}=28n\)

Vói n = 1 thì $M_{A}=28g/mol.$ (L)

Với n = 2 thì $M_{A}=56g/mol.$  (Fe)

Với n = 3 thì $M_{A}=84g/mol.$  (L)

$⇒A:Fe$

\(Gọi\ CTHH\ của\ oxit\ là\ Fe_xO_y.\)

$x:y=n_{Fe}:n_{O}=\dfrac{0,9}{2}:0,6=0,45:0,6=3:4$

\(⇒CTHH\ của\ oxit\ là\ Fe_3O_4\)

chúc bạn học tốt!

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247