Bài thơ "ngắm trăng" là một trong những áng văn thơ hay nhất nói về tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ làm sao thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn. Hai câu thơ " Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" đã chia ra 2 vế người và trăng. Hai câu thơ đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại. Song sắt nhà tù được đặt ở giữa thật tài tình. Qua đó ta được thấy sự giao thoa tuyệt diệu giữa người và trăng trong mọi hoàn cảnh. Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. Bác vẫn ngắm trăng, vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. , vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn hướng về bầu trời tự do, hướng về ánh sáng. Phải chăng đó không chỉ là là ánh sáng tự nhiên mà còn là ánh sáng của niềm tin, của khát vọng độc lập tự do cho dân tộc? Tóm lại, qua bài thơ Bác đã thể hiện tinh thần lạc quan, luôn yêu thiên nhiên dù ở trong mọi hoàn cảnh
Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt có viết những câu thơ về suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà mình như sau:
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!"
Câu thơ mở đầu bằng từ láy lận đận gợi ra những vất vả lo toan ở độ tuổi đã xế chiều như người bà trong bài thơ. Kết hợp với đó là hình ảnh ẩn dụ "nắng mưa" là tượng trưng cho những giông bão, khó khăn cuộc đời. Tác giả viết câu thơ gợi ra bao nhiêu thương cảm về bà trong lòng bạn đọc. Phải chăng bà vất vả vì con cháu, bà vất vả vì bà là điểm tựa tinh thần cho con cháu những ngày chiến tranh? "Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ/ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm" là câu thơ nói lên thói quen nhóm bếp lửa của bà mỗi sáng sớm đã được chục năm ròng rã rồi. Và hình ảnh bà và bếp lửa đã trở thành ký ức đẹp trong lòng người cháu dù đã lớn lên và trưởng thành. Từ "nhóm" trong bài được lặp lại nhiều lần và được sử dụng với cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. "Nhóm" nghĩa gốc là hành động làm ngọn lửa cháy to lên để đun nấu, làm chín thức ăn...."Nhóm" nghĩa chuyển là hành động nhen nhóm, nuôi dưỡng những tình cảm, những kỷ niệm đẹp trong người cháu ở những ngày tháng bên bà và bếp lửa ngày xưa. Bếp lửa của bà lúc nào cũng "ấp iu nồng đượm", lúc nào cũng đỏ lửa và ngập tràn tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Bếp lửa ấy chính là điểm tựa trong ký ức, là tình yêu thương bà dành cho cháu những năm chiến tranh bố mẹ ko có ở bên. Không những vậy, bếp lửa của bà còn nhóm lên niềm yêu thương của những bữa khoai sắn ngọt bùi hay nồi xôi gạo ấm áp tình thương san sẻ. Và quan trọng nhất, bếp lửa của bà còn nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhớ về bà và nhớ về bếp lửa, tác giả trào dâng những kỷ niệm ngày xưa, những kỷ niệm khó khăn nhưng ấm áp khi được ở bên bà và bếp lửa. Để rồi, cuối cùng tác giả phải thốt lên "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng- bếp lửa". Bếp lửa trong tác giả chứa đựng sự ấm áp và thiêng liêng đến kỳ lạ. Nó là nơi gắn liền với những kỷ niệm bên bà, những tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Tóm lại, đoạn thơ là những suy ngẫm về cuộc đời bà của tác giả cũng như tình cảm của cháu dành cho những ký ức bên bà và bếp lửa năm xưa.
$$-nguyenhoangnhat-$$
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247