Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Trong câu thơ : Ta nghe hè dậy bên lòng...

Trong câu thơ : Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng , hè ôi Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu a) nêu

Câu hỏi :

Trong câu thơ : Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng , hè ôi Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu a) nêu Hoàn cảnh sáng tác b) tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần trong bài thơ ? Chỉ ra sự khác biệt trong từng lần xuất hiện âm thanh đó c) Viết đoạn văn 10 - 12 câu theo cách quy nạp kết hợp với diễn dịch , hãy nêu cảm nhận về tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng qua khổ thơ trên GIÚP MÌNH VS MÌNH CẦN GẤP

Lời giải 1 :

a) 

`-` Hoàn cảnh sáng tác:

`+` Bài thơ " Khi con tu hú" được sáng tác trong hoàn cảnh khi tác giả bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ ( Huế) vào tháng 7 năm 1939.

`+` Hoàn cảnh ấy tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người thi sĩ cách mạng: Khi con tu hú kêu báo hiệu mùa hè thì người tù cách mạng đã hình dung ra cảnh đất trời cao rộng, sức sống tràn đầy ở bên ngoài, và chợt nhận ra mình đang bị nhốt ở nhà giam chật hẹp oi bức.

b)

Trong bài thơ, tiếng chim tu hú được xuất hiện tất cả 3 lần. Trong đó :
`-`  Lần 1 và lần 3 : Là tiếng chim tu hú kêu thật ngoài đời (khi con tu hú gọi bầy, khi con tu hú ngoài trời cứ kêu)
`-` Lần 2 : Là tiếng chim tu hú kêu được tác giả cảm nhận bằng tâm tưởng, vì tu hú là loài chim xuất hiện và kêu ran mỗi độ hè về kéo theo hàng loạt những biểu hiện đầy sức sống của ngày hè, nên "tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói hoán dụ để chỉ những biểu hiện của ngày hè .

c)

Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

Thảo luận

-- Bi ơi vote Wi câu này đc khong ạ :3
-- < nếu k đc thì k shao>
-- Câu nào ?
-- câu mới nhất ạ :3
-- trl với chuyên gia à ;-;
-- vg ạ ^^ Wi trl xog trc cj í ms trl :>
-- :3
-- mà shao k đi tìm nhs đuy

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247