A. MỞ BÀI:
- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
B. THÂN BÀI:
1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)
Khi giải thích cần lưu ý:
- Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.
2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)
a. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:
- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.
- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
b. Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:
- Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
- Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.
- Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)
Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:
- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.
C. KẾT BÀI:
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
~ Heo ~
* sườn ý : NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH, CHỨNG MINH ( Dàn bài chi tiết, các ý cụ thể )
A) Mở bài : giới thiệu về vấn đề cần giải thích ( dẫn dắt trước rồi mới giới thiệu )
B) Thân bài :
* L Đ 1 : giải thích nghĩa của câu tục ngữ, ca dao :
VD : gần mực thì đen gần đèn thì rạng
- nghĩa đen : nếu ta tiếp xúc với mực, loại mực có màu đen dùng để viết chữ hán thời xưa thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị dây vết mực đen / còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn
- nghĩa bóng : nếu dao du với hạng người xấu, sống trong một môi trường xấu thì ta cũng sẽ dễ lây nhiễm những cái xấu/ ngược lại, nếu ta biết chơi với những người bạn tốt , sống trong môi trường tốt thì ta dễ học tập được những điều tốt đẹp
* L Đ 2: tại sao lại nói như vậy ?
LẤY DC :
VD : cha mẹ là tấm gương để con cái noi theo, nếu như cha mẹ biết dạy dỗ con cái, luôn sống hòa thuận thì gia đình đó sẽ hạnh phúc, con cái sẽ ngoan ngoãn và ngược lại
lấy thêm dẫn chứng từ truyện mẹ hiền dạy con
- nếu tiếp xúc với những người xấu thì ta sẽ bị tiêm nhiễm thói xấu
DC : những thanh niên giao du với bọn trộm cắp rồi một thời gian sau cũng trở thành kẻ trộm cắp, kẻ xấu
......
* L Đ 3 : phản đề :
Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng
DC : nhà tình báo vũ ngọc nhạ suôt mấy chục năm sống trong hang ổ quân thù là bè lũ bán nước ngô đình diệm, vậy mà ông vẫn là một nhà cộng sản
có bạn nhỏ nhà nghèo nhưng vẫn cố gắng chăm học , vươn lên trong cuộc sống
* liên hệ bản thân :
- là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, ta phải làm gì ?
+ chăm ngoan, học giỏi
+ tránh xa những điều xấu, học tập những điều tốt ,....
C) Kết bài :
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ, ca dao
( Lưu ý : ở phần nghị luận giải thích sẽ lấy dẫn chứng ít hơn, chứng minh lấy càng nhiều càng tốt )
CHÚC BẠN HỌC TỐT
~ We are one ~
No copy !!!!
CHO MK XIN HAY NHẤT NHA
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247