Đoạn thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Phải chăng mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài? Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.
Ngay ở câu thơ đầu tiên tác giả Tế Hanh đã khắc họa khung cảnh bình minh thật đẹp:
"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng"
Biện pháp liệt kê cùng các tính từ "trong", "nhẹ", "hồng" tác giả đã vẽ ra một khung cảnh bình minh tươi sáng. Khung cảnh đó có "bầu trời trong xanh", "gió thổi nhè nhẹ", "ánh nắng mai hồng rực rỡ". Khung cảnh bình minh tươi sáng đó báo hiệu cho một chuyến ra khơi tốt lành, đầy thắng lợi. Trong buổi sáng bình minh tươi đẹp đó người dân chài hăm hở ra khơi:
"Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"
Từ "trai tráng" là chỉ những chàng trai trể trung khỏe mạnh. Qua từ ngữ tinh tế này tác giả đã khắc họa thật đẹp hình ảnh người dân chài. Không chỉ vậy, trong khổ thơ. tác giả còn cho thấy hình ảnh con thuyền ra khơi thật đẹp:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"
Tác giả so sánh con thuyền với con tuấn mã. "Tuấn mã" là con ngựa đẹp, khỏe, phi nhanh. Qua biện pháp so sánh tác giả đã khắc họa hình ảnh con thuyền đẹp, kì vĩ, lớn lao băng ra khơi với tốc độ phi thường. Ở hai câu thơ cuối tác giả đã khắc họa hình ảnh cánh buồm thật sinh động:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"
Tác giả so sánh cánh buồm với "mảnh hồn làng". "Mảnh hồn làng" là linh hồn sức sống làng chài. So sánh "cánh buồm" với "mảnh hồn làng" tác giả đã ca ngợi cuộc sống no ấm của quê hương, đồng thời khẳng định linh hồn sức sống làng chài đã tiếp thêm sức mạnh giúp người dân chài ra khơi thắng lợi. Hình ảnh "cánh buồm" còn được nhân hóa qua cụm từ "rướn thân trắng" khiến cánh buồm trở nên gần gũi, có hồn. Qua biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa ta thấy được tình cảm am hiểu, gắn bó, tự hào về quê hương của tác giả. Phải chăng chính tâm hồn thi sĩ cùng sự am hiểu, gắn bó, tự hào về quê hương đã giúp cho tác giả viết lên những dòng thơ hay và tràn đầy cảm xúc đến như vậy? Tóm lại, trong khổ thơ thứ hai tác giả Tế Hanh đã khắc họa thật đẹp cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thật đông vui, khí thế, tấp nập.
Chú thích: ( ): câu hỏi tu từ
Mình viết không hay lắm có sai sót gì mong bạn bỏ qua!
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247